Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:06 (GMT+7)

Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng

Căn cứ pháp lý

Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.

Điều 14 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 quy định điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng như sau:

"Điều 14. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng

1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.

2. Có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố.

3. Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể về quản lý thực phẩm chức năng."

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe được hướng dẫn bởi Chương IX Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật An toàn thực phẩm.

Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật An toàn thực phẩm

Trước khi thực hiện tiêu chuẩn riêng đối với thực phẩm chức năng, pháp luật yêu cầu phải đảm bảo điều kiện chung bảo đảm an toàn đối với thực phẩm như sau:

Thứ nhất, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Thứ hai, tùy từng loại thực phẩm, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

c) Quy định về bảo quản thực phẩm.

Điều kiện riêng đảm bảo an toàn đối với thực phẩm chức năng

Thứ nhất, có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố.

Thứ hai, thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.

Thực phẩm chức năng là sản phẩm được chế biến dưới dạng viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm, bột, lỏng và các dạng chế biến khác có chứa một hoặc hỗn hợp của các chất bao gồm vitamin, khoáng chất, acid amin, chiết xuất từ thực vật và động vật, nhằm mục đích bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hay làm giảm nguy cơ bệnh. Thực phẩm chức năng bản chất là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, do đó, một loại thực phẩm chức năng trước khi được bày bán rộng rãi phải đạt được công dụng như khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và đã được thi nghiệm lâm sàng, đạt hiệu quả trên thực tế.

Tuy có thể giống với thuốc về hình dáng bên ngoài, thực phẩm chức năng chịu sự quản lý về tính hiệu quả và tính an toàn như là thực phẩm, không được sử dụng cho mục đích điều trị, chẩn đoán và ngăn ngừa bệnh.

Để lưu hành trên thị trường, thực phẩm chức năng cần chứng minh được tác dụng hỗ trợ sức khỏe, trong khi còn đường đưa thuốc từ phòng thí nghiệm ra thị trường phức tạp hơn rất nhiều với các báo cáo về hiệu quả và cả tác dụng không mong muốn trên cơ thể người.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật An toàn thực phẩm

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư