2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Các loài dịch hại (sâu, bọ,…) và vi sinh vật nhiễm trong thực phẩm là nguyên nhân gây tổn thất thực phẩm đáng kể trong suốt quá trình bảo quản, vận chuyển và kinh doanh (15% ở ngũ cốc, 20 % cho cá và sản phẩm từ sữa và đặc biệt lên đến 40% đối với trái cây và rau củ). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố bệnh do nhiễm vi sinh vật và ký sinh trùng là nguyên nhân thường xuyên gây tử vong trên toàn thế giới (35%), phần lớn xảy ra ở các nước đang phát triển. Do đó nhiều quy trình kỹ thuật được sử dụng để bảo quản thực phẩm như thanh trùng, đóng hộp, sử dụng chất bảo quản và chiếu xạ.
Thực phẩm đã qua chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.
Pháp luật Việt Nam cũng đặt ra quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ tại Điều 16 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 như sau:
"Điều 16. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ
1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.
2. Thuộc Danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ.
3. Tuân thủ quy định về liều lượng chiếu xạ.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ và liều lượng được phép chiếu xạ đối với thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý."
Trước khi thực hiện tiêu chuẩn riêng đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ, pháp luật yêu cầu phải đảm bảo điều kiện chung bảo đảm an toàn đối với thực phẩm như sau:
Thứ nhất, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Thứ hai, tùy từng loại thực phẩm, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
c) Quy định về bảo quản thực phẩm.
Pháp luật quy định thêm 02 điều kiện riêng bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ bao gồm: Thực phẩm chiếu xạ phải thuộc Danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ và tuân thủ quy định về liều lượng chiếu xạ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ và liều lượng được phép chiếu xạ đối với thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý tại Thông tư 76/2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2011.
DANH MỤC
CÁC LOẠI THỰC PHẨM ĐƯỢC PHÉP CHIẾU XẠ VÀ LIỀU LƯỢNG HẤP THỤ TỐI ĐA CHO PHÉP ĐỐI VỚI THỰC PHẨM THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 76 /2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn)
TT | Nhóm thực phẩm | Mã HS | Mục đích chiếu xạ | Liều hấp thụ tối đa cho phép (kGy) |
1 | Nhóm 1: Quả tươi và rau tươi | 0701900000;0703101900; 0703102900; 0703209000; 0703909000; | Ức chế sự nảy mầm | 0,2 |
0702000000; 0704; 0705; 0706; 0707000000; 0708;0709; 0710;0711; | Làm chậm quá trình chín | 1 | ||
Kiểm soát dịch hại | 1 | |||
2 | Nhóm 2: Quả khô, ngũ cốc và các sản phẩm bột ngũ cốc, đậu hạt, hạt có dầu | 1001; 10020000;10030000;10040000;100590;1006; 1007000000;1008;1104 | Diệt côn trùng | 1 |
Ức chế sự nảy mầm | 0,25 | |||
3 | Nhóm 3: Thủy sản và sản phẩm thủy sản, bao gồm động vật không xương sống, động vật lưỡng cư (tươi sống hoặc đông lạnh) | 0302, 0303, 0304, 0305, 0306, 0307, 1604, 1605 | Kiểm soát vi sinh vật | 3 |
Kiểm soát nhiễm ký sinh trùng | 0,2 | |||
4 | Nhóm 4: Thịt gia cầm và sản phẩm từ gia cầm ở dạng tươi sống hoặc đông lạnh | 02.07 | Kiểm soát vi sinh vật | 3 |
Kiểm soát nhiễm ký sinh trùng | 2 | |||
5 | Nhóm 5: Thảo mộc và gia vị khô | 0712; 0713109090; 0713209000; 0713319000; 0713329000; 0713339000; 0713399000; 0713409000; 0713509000; 0713909000;0813; 0910; | Hạn chế vi sinh vật | 10 |
Diệt côn trùng | 1 |
Trong đó, Liều hấp thụ: là tỷ số giữa de và dm, trong đó de là năng lượng hấp thụ trung bình mà bức xạ ion hóa truyền cho khối thực phẩm (tính bằng jun) và dm là khối lượng thực phẩm (tính bằng kilogram).
Liều hấp thụ tối đa cho phép: là giá trị liều hấp thụ lớn nhất cho phép đối với mỗi loại thực phẩm được phép chiếu xạ. Đơn vị liều hấp thụ: là Gray (Gy), 1 Gy=1j/kg, 1kGy=1000 Gy.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật An toàn thực phẩm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh