2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005, quy định:
"Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật."
Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
Theo đó, thực phẩm xuất khẩu có thể hiểu là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.
Pháp luật Việt Nam đặt ra quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu tại Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010.
Điều 41 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 quy định 02 điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu:
Thứ nhất, thực phẩm xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam.
Các điều kiện này được quy định tại Chương III - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, bao gồm:
- Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm.
- Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tươi sống.
- Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến.
- Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.
- Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng.
- Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen.
- Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
- Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
Thứ hai, thực phẩm xuất khẩu phải phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan.
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật An toàn thực phẩm, quy định trách nhiệm kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm xuất khẩu như sau:
- Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thẩm quyền kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc lĩnh vực được phân công quản lý tại các Điều 62, 63 và Điều 64 của Luật an toàn thực phẩm khi có yêu cầu của nước nhập khẩu.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra đối với lô hàng thực phẩm xuất khẩu gồm nhiều mặt hàng thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do, chứng nhận y tế, chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hoặc giấy chứng nhận khác có liên quan đối với thực phẩm xuất khẩu trong trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu.
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định hồ sơ, thủ tục cấp các loại giấy chứng nhận thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật An toàn thực phẩm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh