Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:08 (GMT+7)

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm

MỤC LỤC

MỤC LỤC

An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Những loại thực phẩm thường dễ bị hỏng ôi thiu từ những loài vi sinh vật như nấm, mốc, gây tổn hại, giảm chất lượng dinh dưỡng trong thực phẩm, dẫn đến tình trạng hỏng và ôi thiu.

Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.

Bảo quản thực phẩm là quá trình ngăn ngừa vi khuẩn và kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm bằng cách lưu trữ thực phẩm trong các điều kiện phù hợp để sử dụng sau. Bên cạnh đó bảo quản thực phẩm còn được miêu tả là quá trình giữ cho thực phẩm ở trong môi trường không bị ô nhiễm hay ảnh hưởng bởi các sinh vật gây bệnh, hóa chất...

Pháp luật Việt Nam quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm tại Điều 30 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 như sau:

"Điều 30. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm

1. Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.

2. Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.

3. Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất."

Thứ nhất, để quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm được bảo đảm an toàn, trước tiên cần sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn.

Nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra thực phẩm hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với thực phẩm trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất.

Việc lưu mẫu thức ăn được quy định tại Hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Ban hành kèm theo Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Theo đó, Lưu mẫu thức ăn là việc lấy mẫu, bảo quản, ghi chép, lưu giữ tài liệu liên quan đối với thức ăn được chế biến hoặc được cung cấp để ăn uống tại cơ sở.

Thứ hai, Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh. Mỗi thực phẩm sẽ có cách chế biến riêng để vừa giữ được dinh dưỡng của món ăn, vừa giúp món ăn chín đều và đảm bảo tốt nhất vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Vậy nên, trước khi chế biến  món ăn cần tìm hiểu thật kỹ về thực phẩm để có thể chế biến món ăn đúng chuẩn nhất. Đặc biệt là nên ăn chín uống sôi, hạn chế tối đa những món ăn tái hoặc ăn sống để tránh trường hợp ngộ độc và mắc các bệnh truyền nhiễm.

Cuối cùng, thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật An toàn thực phẩm

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư