2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hộ sinh là một trong những ngành liên quan trực tiếp đến chuyên ngành sinh nở. Theo đó, đội ngũ nhân lực trong ngành Hộ sinh sẽ được đào tạo bài bản nhằm cung cấp tất cả những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về quá trình chăm sóc sức khỏe dành cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh. Đồng thời, các nữ hộ sinh còn chuẩn bị đầy đủ về mặt sức khỏe, tâm lý và sự an toàn tuyệt đối, tránh được những biến chứng không mong muốn xảy ra.
Các nữ hộ sinh là những người làm việc trong ngành Y tế, đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tư vấn giáo dục sức khỏe cho mẹ và trẻ em. Đặc biệt, nguồn nhân lực này còn trực tiếp tư vấn về kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe phụ khoa, liên quan đến tình trạng sức khỏe thời kỳ tiền mãn kinh cho chị em phụ nữ. Tùy vào trình độ học vấn của từng người, sẽ được đảm nhiệm từng công việc khác nhau theo quy định.
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23a Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, nhà hộ sinh phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
Cơ sở vật chất:
- Các phòng chức năng phải được thiết kế liên hoàn, hợp lý để thuận tiện cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh;
- Có các phòng khám thai, khám phụ khoa, phòng nằm của sản phụ. Các phòng này phải đủ có diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn.
Thiết bị y tế:
- Có đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài nhà hộ sinh. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài nhà hộ sinh thì phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động và được phép cung cấp dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh;
- Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của nhà hộ sinh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là bác sỹ chuyên khoa sản phụ khoa hoặc hộ sinh viên trình độ đại học trở lên có chứng chỉ hành nghề;
- Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về sản phụ khoa ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của nhà hộ sinh phải được thể hiện bằng văn bản.
Trường hợp nhà hộ sinh có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa nhi theo quy định tại Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ hoặc tiêm chủng vắc-xin theo quy định của pháp luật về tiêm chủng thì được bổ sung vào quy mô, phạm vi hoạt động chuyên môn của nhà hộ sinh.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009?
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh