Điều kiện đảm bảo cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:02 (GMT+7)

Điều kiện đảm bảo cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia

Kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia

Điều kiện đầu tiên đảm bảo cho hoạt động  phòng, chống tác hại của rượu, bia là điều kiện về kinh phí.

Nhà nước quy định kinh phí chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu, bia tại Điều 26 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14 ngày 14 tháng 06 năm 2019:

"Điều 26. Kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Kinh phí hợp pháp khác.

2. Kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia được phân bổ, quản lý, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và theo quy định của pháp luật

3. Chính phủ quy định nội dung chi, mức chi cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia được ngân sách nhà nước bảo đảm."

Theo đó, kinh phí cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia chủ yếu xuất phát từ ngân sách nhà nước.

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Hàng năm, Nhà nước quyết định một khoản tiền ngân sách để chi cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia chứng tỏ đây là lĩnh vực Nhà nước đặc biệt quan tâm, mong muốn giảm thiểu tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người và xã hội.

Kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia được phân bổ, quản lý, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước.

Chính phủ quy định nội dung chi, mức chi cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia tại Nghị định 24/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia là một trong những điều kiện đảm bảo cho hoạt động  phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Khẳng định rằng, việc phòng, chống tác hại của rượu bia là trách nhiệm của mỗi cá nhâ, gia đình, tổ chức, cơ quan và toàn thể xã hội. Tuy nhiên, vẫn cần những người có chuyên môn để thực hiện một số hoạt động như: Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia; Can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe, phụ nữ mang thai có hội chứng hoặc nguy cơ ngộ độc rượu ở thai nhi; phòng, chống nghiện và tái nghiện rượu, bia; Chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia;...

Do đó, điều kiện thức hai đảm bảo cho hoạt động  phòng, chống tác hại của rượu, bia là đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia, quy định tại Điều 27 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia:

Thứ nhất, người làm công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với trách nhiệm được giao.

Thứ hai, nhân viên y tế cơ sở, cộng tác viên thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia được ưu tiên tham gia các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, người có thẩm quyền được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia. Ví dụ, cảnh sát giao thông có thẩm quyền sử dụng máy kiểm tra nồng độ cồn để kiểm tra nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở của người tham gia giao thông.

Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của rượu, bia tại Điều 30 đến Điều 37, Chương III Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế.

Xem thêm: Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư