Đối tượng tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:10 (GMT+7)

Đối tượng tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm

Quyền tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm.

Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm là biện pháp cần thiết để phổ biến rộng rãi đến người dân quy định của pháp luật, bảo đảm thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm nhằm mục đích nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu, gây mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người; đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng thực phẩm.

Điều 58 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 quy định các đối cần được tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm:

"Tổ chức, cá nhân được quyền tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm."

Những thông tin về an toàn thực phẩm là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác về việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Tổ chức có quyền tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm bao gồm cơ sở kinh doanh, cở sở sản xuất thực phẩm, cơ sở chế biến, sơ chế thực phẩm,...

Các  cá nhân được quyền tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm có thể là người tiêu dùng, người điều hành, quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người trực tiếp chế biến, sơ chế thực phẩm, người chịu trách nhiệm bảo quản thực phẩm, người kiểm nghiệm thực phẩm,...

Đối tượng ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm

Ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm cho các đối tượng sau đây:

a) Người tiêu dùng thực phẩm;

Đây là đối tượng trực tiếp sử dụng thực phẩm, họ là người cần được thông tin, giáo dục, tuyên truyền về an toàn thực phẩm để đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe của bản thân họ.

b) Người quản lý, điều hành các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Người quản lý, điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh là người đứng đầu, người chịu trách nhiệm về chất lượng của thực phẩm khi buôn bán ra thị trường.

Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm là người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Người quản lý điều hành cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm là những người có hiểu biết rõ nhất về chất lượng sản phẩm. Chỉ khi học có kiến thức về an toàn thực phẩm thì thực phẩm mới an toàn, hợp vệ sinh.

c) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống, sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; người dân khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống, sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở không được cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Do đó, cần thông tin, tuyên truyền, giáo dục để các cơ sở này tự có ý thức trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật An toàn thực phẩm

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư