Đối xử với động vật được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:49 (GMT+7)

Đối xử với động vật

Hiện nay, việc đối xử với động vật ở nước ta đã được quan tâm nhiều hơn. Động vật dù được nuôi để làm thức ăn cũng cần được đối xử nhân tạo trước khi bị giết mổ. Luật Thú y 2015 đã dành riêng một điều quy định đối với vấn đề đối xử động vật. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về đối xử với động vật theo quy định của pháp luật.

Khái quát chung

Động vật bao gồm:

+ Động vật trên cạn là các loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, bò sát, ong, tằm và một số loài động vật khác sống trên cạn;

+ Động vật thủy sản là các loài cá, giáp xác, động vật thân mềm, lưỡng cư, động vật có vú và một số loài động vật khác sống dưới nước.

Đối xử với động vật để con vật có trạng thái tốt nhất để phát triển, tránh những đau đớn không đáng có cho dù con vật đó là vật nuôi làm thực phẩm, công cụ sản xuất, thú cưng, hay động vật hoang dã bị nuôi nhốt hay kể cả việc giết mổ.

Đối xử với động vật

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sử dụng động vật

Theo khoản 1 Điều 21 Luật Thú y 2015 quy định tổ chức, cá nhân chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sử dụng động vật có trách nhiệm sau đây:

Thứ nhất:  Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, vận chuyển phù hợp với từng loài động vật;

Mỗi loài động vật có những đặc tính, đặc điểm riêng nên tổ chức, cá nhân chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sử dụng động vật phải thực hiện việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, vận chuyển phù hợp những đặc điểm riêng biệt đó nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, tạo điều kiện tốt cho động vật phát triển ổn định.

Thứ hai: Giảm thiểu đau đớn, sợ hãi, đối xử nhân đạo với động vật trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.

Trong quá trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học cần đề cao việc đối xử nhân đạo với động vật. Theo đó, tổ chức, cá nhân áp dụng các biện pháp làm giảm thiểu đau đớn, sợ hãi cho động vật, bảo đảm động vật  không bị đói khát, không khó chịu cả về thể chất và tinh thần, không bị đau đớn - thương tật - bệnh tật, tự do thể hiện các hành vi theo bản năng, không sợ hãi và lo lắng.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nuôi động vật làm cảnh, nuôi bảo tồn đa dạng sinh học

Theo khoản 2 Điều 21 Luật Thú y 2015 quy định

2. Tổ chức, cá nhân nuôi động vật làm cảnh, nuôi bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật đầy đủ, kịp thời theo quy định của Luật này.

Về bản chất thì tổ chức, cá nhân nuôi động vật làm cảnh, nuôi bảo tồn đa dạng sinh học nhằm thỏa mãn thú vui, sở thích yêu quý động vật hay giữ gìn, bảo tồn giống động vật chứ không để giết thịt hay kinh doanh nên việc đối xử với động vật cũng sẽ được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân nuôi động vật làm cảnh, nuôi bảo tồn đa dạng sinh học phải có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật đầy đủ, kịp thời theo quy định pháp luật.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thú y 2015

Luật Hoàng Anh

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư