2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, thì các loại dịch bệnh nguy hiểm có thể lây lan giữa các quốc gia một cách nhanh chóng thông qua các con đường như buôn lậu động vật qua biên giới, qua người du lịch từ nước này sang nước khác. Biến đổi khí hậu hay những tác nhân gây ô nhiễm môi trường cũng là nguyên nhân khiến cho các loại bệnh có nguồn gốc từ động vật có khả năng lây sang người ngày càng tăng. Chính vì vây, việc giám sát dịch bệnh động vật đóng vai trò rất quan trọng nhằm giảm thiểu hậu quả do dịch bệch động vật gây ra. Bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề giám sát dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật.
Dịch bệnh động vật là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm của động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch. Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội hoặc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giữa động vật và người.
Giám sát dịch bệnh động vật là quá trình theo dõi, kiểm tra, đánh giá sức khỏe động vật; theo dõi quá trình chăn nuôi, sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản, môi trường nuôi nhằm phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, tác nhân gây bệnh để cảnh báo, áp dụng hiệu quả các biện pháp phòng, chống.
Khoản 1, 2 Điều 16 Luật Thú y 2015 quy định mục đích của việc giám sát dịch bệnh động vật như sau:
1. Giám sát dịch bệnh động vật nhằm phát hiện sớm dịch bệnh có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, các bệnh truyền lây giữa động vật và người.
2. Chương trình giám sát dịch bệnh động vật được cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật để khuyến khích chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật.
Bệnh truyền nhiễm là bệnh truyền lây trực tiếp hoặc gián tiếp giữa động vật và động vật hoặc giữa động vật và người do tác nhân gây bệnh, truyền nhiễm.
Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và các tác nhân khác có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
Bệnh truyền lây giữa động vật và người như bệnh Cúm gia cầm; bệnh Dại động vật; bệnh Liên cầu khuẩn lợn ;.....
Theo đó, mục đích của việc giám sát dịch bệnh động vật là nhằm phát hiện sớm dịch bệnh có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, các bệnh truyền lây giữa động vật và người để từ đó đưa ra biện pháp, cách thức phòng, chống dịch bệnh động vật, đảm bảo an toàn động vật và sức khỏe của con người.
Thực tế cho thấy nhiều hộ chăn nuôi còn hạn chế về nhận thức hoặc chủ quan. Do đó dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra trên đàn vật nuôi, không chỉ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi mà nhiều dịch bệnh ảnh hưởng đến tính mạng người chăn nuôi và người tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Vì vậy, chương trình giám sát dịch bệnh động vật được cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật để khuyến khích chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thú y 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh