2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hoạt động thú y được xem là tất cả các hoạt động liên quan đến công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thú y. Đây được xem là điều cần thiết nhằm giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế các tình trạng dịch bệnh, giết mổ động vật trái pháp luật… Theo đó, nhằm bảo đảm hoạt động thú y được diễn ra hiệu quả, hạn chế tình trạng dịch bệnh thì sẽ phải có hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành được tổ chức theo quy định của pháp luật. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật Thú y 2015 quy định hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y gồm có:
Thứ nhất: Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y trên toàn quốc.
Thứ hai: Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh);
Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh), giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Thú y.
Thứ ba: Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y đặt tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện).
Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y đặt tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện) thực hiện nhiệm vụ được giao trên địa bàn cấp huyện và phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc phòng kinh tế giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y trên địa bàn cấp huyện.
Khoản 2, 3 Điều 6 Luật Thú y 2015 quy định như sau:
2. Căn cứ vào yêu cầu hoạt động thú y trên địa bàn và khả năng cân đối nguồn lực của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định bố trí nhân viên thú y xã, phường, thị trấn.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và chế độ, chính sách đối với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn.
Nhân viên thú y xã, phường, thị trấn (gọi tắt là nhân viên thú y cấp xã) là nhân viên kỹ thuật chuyên môn về thú y giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp xã) tổ chức thực hiện các công tác có liên quan về thú y, thú y thuỷ sản (trong phạm vi quản lý của Chi cục Thú y)
Chế độ, chính sách đối với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn được quy định cụ thể tại Nghị định 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thú y 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh