2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khoản 1 Điều 21 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 quy định:
"Cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có quyền đề nghị được tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh hoặc hợp tác đào tạo về y có thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam."
Theo đó, hồ sơ, thủ tục cho phép cá nhân, đoàn trong nước, nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo được quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Y tế.
Bao gồm:
- Đơn đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
- Văn bản phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với đoàn trong nước, nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động;
- Bản kê khai danh sách các thành viên tham gia khám bệnh, chữa bệnh;
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của người trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhưng không thuộc diện phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
- Kế hoạch tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
- Văn bản cho phép của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của người đứng đầu địa điểm nơi đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
- Văn bản chứng minh nguồn tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
- Riêng đối với Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động còn phải bổ sung quyết định thành lập đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
- Đơn đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
- Kế hoạch tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
- Văn bản cho phép của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của người đứng đầu địa điểm nơi cá nhân trong nước, nước ngoài dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
- Văn bản chứng minh nguồn tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
- Cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế gửi 01 bộ hồ sơ đến Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế hoặc đến Cục Quản lý y, dược cổ truyền đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền;
- Cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài thuộc thẩm quyền của Lãnh đạo Bộ, ngành gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ, ngành có liên quan;
- Cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài thuộc thẩm quyền của Sở Y tế gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Y tế.
- Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, cơ quan có thẩm quyền gửi cho tổ chức, cá nhân đề nghị khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ đề nghị cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo chưa hoàn chỉnh thì trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ (thời điểm tiếp nhận hồ sơ bổ sung được tính theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ), cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo để hoàn chỉnh, trong đó phải nêu cụ thể những tài liệu, nội dung nào cần sửa đổi, bổ sung;
- Trong thời gian 10 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ban hành công văn cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, nếu không cho phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009?
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh