2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, hóa chất có vai trò rất lớn trong mọi lĩnh vực sản xuất. Nhưng đi kèm với những lợi ích đó thì hóa chất cũng rất nguy hiểm đến sức khỏe và môi trường sống của chúng ta. Vì vậy, mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong việc sử dụng hóa chất để làm chủ cuộc sống mình.
Vậy hóa chất là gì? Nhà nước đã có những chính sách gì về hoạt động hóa chất? Hãy GỌI NGAY tới hotline 0908 308 123 để được Luật sư TƯ VẤN MIỄN PHÍ.
Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Hóa chất ghi nhận như sau:
“1. Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.”
Theo hóa học, hóa chất là một dạng của vật chất mà có hợp chất và đặc tính hóa học không thay đổi. Không thể tách nó ra thành phần nhỏ hơn bằng phương pháp tách vật lý mà không làm bẻ gãy các liên kết hóa học.
Hiện nay, hóa chất tồn tại ở cả 4 dạng: rắn, lỏng, khí và plasma và được phân biệt thành 2 loại sau:
Trong lĩnh vực nông nghiệp, hóa chất được dùng phổ biến nhất là trong nuôi trồng dưới dạng các sản phẩm bảo vệ thực vật như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón… giúp cây trồng, hoa màu phát triển nhanh, thu được sản phẩm chất lượng.
Trong lĩnh vực y học, hóa chất được sử dụng trong việc xét nghiệm – phân tích máu, tạo chất khử trùng, được truyền vào cơ thể bệnh nhân để kìm hãm những tế bào độc hại, hỗ trợ điều trị. Đặc biệt là chế tạo vật liệu tổng hợp để thay thế xương và răng.
Trong lĩnh vực công nghiệp, hóa chất là yếu tố quan trọng trong sản xuất đồ gia dụng, các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp lọc hóa dầu…
Trong lĩnh vực địa chất, hóa chất giúp nghiên cứu và tìm kiếm khoáng sản, đá và những thứ tự nhiên.
Ngoài ra, chúng ta còn rất quen thuộc với hóa chất dưới dạng xà phòng, thuốc tẩy rửa quần áo, nước rửa bát…
Dễ dàng thấy được, chúng ta đang tiếp xúc thường xuyên với hóa chất như dầu gội, nước rửa bát… Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng liều lượng thì vẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bản thân.
Bên cạnh những hóa chất được đánh giá là an toàn thì cũng có nhiều loại hóa chất bị liệt vào hàng nguy hiểm nhưng vẫn được buôn bán phổ biến tràn lan ngoài thị trường. Một số tác hại tiêu biểu của hóa chất như:
Chính vì vậy, khi sử dụng hóa chất cần hiểu được hóa chất đó là gì và có tính chất gì đặc biệt. Cần đọc kỹ nhãn dán trên mỗi loại hóa chất và phải dùng theo liều lượng hợp lý được chỉ định. Đối với một số hóa chất cần phải có đồ bảo hộ mới được tiếp xúc.
Hoạt động hóa chất là hoạt động đầu tư, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu, thử nghiệm hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất.
Theo đó, hoạt động hóa chất phải được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, hệ sinh thái và môi trường; trật tự, an toàn xã hội.
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động hóa chất, đặc biệt đối với hóa chất mới, hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh, hóa chất cấm.
- Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về đặc tính nguy hiểm của hóa chất và các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
- Xây dựng ngành công nghiệp hóa chất hiện đại, bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; chú trọng phát triển các hóa chất cơ bản, hóa chất thân thiện với môi trường, hóa chất có giá trị kinh tế cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát an toàn hóa chất quốc gia, cơ sở dữ liệu thông tin an toàn hóa chất.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển công nghiệp hóa chất; ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ thân thiện với môi trường; giảm dần việc sử dụng hóa chất nguy hiểm, thay thế các hóa chất độc bằng các hóa chất ít độc và không độc trong sản xuất và sử dụng;
- Khuyến khích việc tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải hóa chất.
- Có chính sách ưu đãi phù hợp đối với những tổ chức, cá nhân đầu tư dự án sản xuất hóa chất thuộc lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước khuyến khích.
- Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, gửi, cho, tặng hóa chất nguy hiểm trái quy định.
Ví dụ: Đối với hành vi sử dụng hóa chất vượt quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
- Không công bố thông tin cần thiết, cung cấp thông tin không đầy đủ, thông tin sai lệch, che giấu thông tin về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, sản phẩm chứa hóa chất nguy hiểm.
Theo đó, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Sử dụng hóa chất không thuộc danh mục được phép sử dụng, hóa chất không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho phép để sản xuất và bảo quản thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm hóa chất tiêu dùng.
Cụ thể, đối với hành vi sử dụng hóa chất, thuốc thú ý, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất xuất thì có thể bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
- Sử dụng hóa chất độc để săn bắt động vật, thực hiện các hành vi xâm hại đến sức khỏe con người, tài sản và môi trường.
Trong đó, hóa chất độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm sau: Độc cấp tính; Độc mãn tính; Gây kích ứng với con người; Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư; Gây biến đổi gen; Độc đối với sinh sản; Tích lũy sinh học; Ônhiễm hữu cơ khó phân hủy; Độc hại đến môi trường.
Công nghiệp hóa chất gồm các công ty sản xuất các hóa chất công nghiệp. Ngành công nghiệp này sử dụng các quá trình hóa học như phản ứng hóa học và phương pháp tinh chế để chuyển đổi nguyên liệu thô như dầu, khí tự nhiên, không khí, nước, kim loại và khoáng sản thành hơn 70.000 sản phẩm hóa chất khác nhau, những hóa chất được tạo ra từ ngành công nghiệp hóa chất gọi là hóa chất công nghiệp.
Theo đó, đối với dự án sản xuất, kinh doanh hóa chất cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Dự án sản xuất, kinh doanh hóa chất phải tuân thủ quy định pháp luật.
- Dự án sản xuất, kinh doanh hóa chất phải sử dụng công nghệ bảo đảm tiêu chuẩn môi trường, giảm thiểu việc sử dụng hóa chất nguy hiểm và giảm thiểu chất thải hóa chất.
- Xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
- Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh hóa chất có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án về biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Địa điểm bố trí khu công nghiệp, cơ sở sản xuất hóa chất phải phù hợp với đặc điểm, tính chất của hóa chất và công nghệ sản xuất, bảo quản hóa chất, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn hóa chất.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh