2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khoản 1 Điều 21 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 quy định:
"Cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có quyền đề nghị được tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh hoặc hợp tác đào tạo về y có thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam."
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về điều kiện, hồ sơ, thủ tục đề nghị và thẩm quyền cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại Thông tư số 30/2014/TT-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2014.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo được tổ chức theo một trong các hình thức sau đây:
+ Bệnh viện bao gồm bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền;
+ Phòng khám bệnh, chữa bệnh bao gồm phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, phòng chẩn trị y học cổ truyền;
+ Nhà hộ sinh;
+ Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng xét nghiệm;
+ Cơ sở dịch vụ y tế bao gồm cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh.
- Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước.
Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước là một nhóm nhân viên y tế trong nước do cá nhân, tổ chức trong nước tổ chức để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo cho nhân dân.
- Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài.
Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài là một nhóm nhân viên y tế nước ngoài do cá nhân, tổ chức nước ngoài tổ chức để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo cho nhân dân.
- Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động.
Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động là đội khám bệnh, chữa bệnh do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo cho nhân dân ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc những nơi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và địa bàn khác khi có nhu cầu.
- Cá nhân trong nước hoặc nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
- Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện theo quy định tại Điều 38 Thông tư số 41/2011/TT-BYT .
- Thẩm quyền cho phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo:
+ Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài tổ chức khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế;
+ Lãnh đạo Bộ, ngành cho phép cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài tổ chức khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
+ Giám đốc Sở Y tế cho phép cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài, đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động tổ chức khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Sở Y tế và tại các địa điểm khác trên địa bàn quản lý.
1. Hồ sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, bao gồm:
a) Hồ sơ theo quy định tại Điều 39 Thông tư số 41/2011/TT-BYT ;
b) Văn bản chứng minh có nguồn tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
2. Thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện theo quy định tại Điều 40 Thông tư số 41/2011/TT-BYT.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009?
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh