Kiểm nghiệm phục vụ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:09 (GMT+7)

Kiểm nghiệm phục vụ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm

Kiểm nghiệm phục vụ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm

Điều 47 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 quy định về kiểm nghiệm phục vụ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm như sau:

"Điều 47. Kiểm nghiệm phục vụ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm

1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng để thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm về nội dung tranh chấp. Kết quả kiểm nghiệm của cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng được sử dụng làm căn cứ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm."

An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Tranh chấp về an toàn thực phẩm là những tranh chấp về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật an toàn thực phẩm về việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Khi có tranh chấp về an toàn thực phẩm xảy ra, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng để thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm về nội dung tranh chấp.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có thể là Tòa án; Trọng tài thương mại; cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng;...

Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.

Việc kiểm nghiệm thực phẩm để giải quyết tranh chấp không phải thực hiện đối với toàn bộ thực phẩm mà chỉ thực hiện đối với nội dung tranh chấp.

Ví dụ: tranh chấp giữa người tiêu dùng F và công ty sữa A về việc trong sản phẩm sữa của công ty A chứa melamine khiến khách hàng F ngộ độc thực phẩm. Khi đó, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng để thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm về nội dung trong sữa của công ty A có chứa melamine hay không, nếu có thì có vượt quá tiêu chuẩn hàm lượng melamine tối đa cho phép hay không? Kết quả kiểm nghiệm sẽ là bằng chứng giải quyết tranh chấp giữa hai bên.

Cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định làm kiểm chứng

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật An toàn thực phẩm:

"2. Cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định làm kiểm chứng là cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước, có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.

3. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quy định điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng, Danh mục cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng đủ điều kiện hoạt động."

Cơ sở kiểm nghiệm là tổ chức có tư cách pháp nhân thực hiện kiểm nghiệm các chỉ tiêu về chất lượng, an toàn thực phẩm.

Cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định làm kiểm chứng là cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước, đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Có bộ máy tổ chức và năng lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với cơ sở kiểm nghiệm;

b) Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;

c) Đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực hiện hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật An toàn thực phẩm

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư