Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:56 (GMT+7)

Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm được ban hành nhằm đưa ra những quy định chung về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Bệnh truyền nhiễm là những loại bệnh nguy hiểm, lây lan rộng nếu ở trong cộng đồng, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của người dân và tình hình kinh tế đất nước. Từ năm 2019 đến nay, cả thế giới phải đối mặc với đại dịch covid-19, điều này giúp mỗi người tự ý thức hơn trong công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm được ban hành nhằm đưa ra những quy định chung về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

1. Phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm

Khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Luật này quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; kiểm dịch y tế biên giới; chống dịch; các điều kiện bảo đảm cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm ở người.

Việc phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này...”

Theo đó, Luật Phòng, chông bệnh truyền nhiễm điều chỉnh 04 đối tượng gồm

a) Quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm là những quy phạm pháp luật về công tác phòng bệnh và chống bệnh truyền nhiễm như: Nguyên tắc phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm;...

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) được coi là căn bệnh thế kỉ, một trong những bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm, có khả năng lây lan rộng. Tuy nhiêm căn các quy định về phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) không được quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Căn bệnh HIV/AIDS được quy định riêng tại Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006, sửa đổi 2020.

2. Đối tượng tác dụng của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm

Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

...

2. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.”

Theo quy định của Điều luật, đối tượng áp dụng của Luật này là cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.

Họ có thể là người mắc bệnh, người tiếp xúc,... những cũng có thể là người có trách nhiệm cụ thể trong công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm,...

Người mắc bệnh truyền nhiễm là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh.

Người mang mầm bệnh truyền nhiễm là người mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhưng không có biểu hiện triệu chứng bệnh.

Người tiếp xúc là người có tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và có khả năng mắc bệnh.

Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm là người tiếp xúc hoặc người có biểu hiện triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Người có trách nhiệm cụ thể trong công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm có thể là bác sĩ, y tá, nhân viên y tế chịu trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh,...

Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư