2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là hoạt động vô cùng thiết yếu của đời sống, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, tính mạng của con người. Một trong những nội dung vô cùng quan trọng trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành đó là chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là minh chứng thể hiện cá nhân đó có đủ năng lực, trình độ chuyên môn để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh, là một công cụ để nhà nước quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thì một trong cái tài liệu bắt buộc đó giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc giấy chứng nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, bài viết sau đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về mẫu đơn đề nghị kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Luật khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023, có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
- Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
- Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
……1…….., ngày.... tháng... năm 20....
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh
Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường ............................2..........................
Họ và tên: ............................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: .......................................................................................................
Địa chỉ thường trú:3 .............................................................................................................
Điện thoại: ...................................................... Email (nếu có): ...........................................
Giấy chứng minh nhân dân/Số định danh cá nhân/Số hộ chiếu 4:.......................................
Ngày cấp ...................................................... Nơi cấp: ........................................................
Kính đề nghị Ban Giám hiệu Trường ………..2…………….………….:5
- Kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo - Kiểm tra và công nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ ………6…… - Kiểm tra và công nhận đủ trình độ phiên dịch ngôn ngữ ...…6…… |
□ □ □ |
Giấy tờ kèm theo:5
- Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu - Hai ảnh màu (nền trắng) 4 cm x 6 cm |
□ □ |
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN |
_______________
1 Địa danh.
2 Tên trường kiểm tra biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.
3 Ghi rõ địa chỉ theo nơi đăng ký thường trú.
4 Ghi một trong ba thông tin về số chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu còn hạn sử dụng.
5 Đánh dấu X vào ô vuông tương ứng với nội dung đề nghị.
6 Ghi cụ thể ngôn ngữ đề nghị kiểm tra và công nhận.
5 Đánh dấu X vào ô vuông tương ứng với các giấy tờ gửi kèm theo đơn.
Điều 17 Nghị định 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về các tiêu chí công nhận người hành nghề biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:
“1. Người hành nghề được công nhận biết tiếng Việt thành thạo trong khám bệnh, chữa bệnh khi được cơ sở giáo dục quy định tại Điều 19 Nghị định này kiểm tra và công nhận, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp người hành nghề đăng ký ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh thì phải được cơ sở giáo dục quy định tại Điều 19 Nghị định này kiểm tra để công nhận người hành nghề thành thạo ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Các trường hợp được công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh mà không phải qua kiểm tra khi người hành nghề có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh;
b) Có chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y với thời gian đào tạo tối thiểu từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh;
c) Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành tiếng Việt hoặc ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
Các văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm a, b khoản này phải được cấp trong thời gian không quá 05 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ.”
Việc quy định cụ thể về các tiêu chí để nhận biết người hành nghề biết tiếng việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh sẽ giúp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của người hành nghề và của cơ sở khám, chữa bệnh, hạn chế việc xảy ra các sự cố y khoa lỗi phiên dịch; bảo đảm hội nhập quốc tế và hoàn toàn phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; không ảnh hưởng nhiều đến nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh.
Điều 18 Nghị định 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Tiêu chí để công nhận người đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;
- Có chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y với thời gian đào tạo tối thiểu từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y trở lên hoặc lương y và bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch.
Các văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này phải được cấp trong thời gian không quá 05 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Một người phiên dịch chỉ được làm phiên dịch cho một người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cùng một thời điểm mà người hành nghề đó đang khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh.
Khoản 1 Điều 21 Nghị định 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định ngoài đơn đề nghị theo mẫu 01 phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này thì cần chuẩn bị thêm các tài liệu bao gồm:
- Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng;
- Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
Khoản 3 Điều 21 Nghị định 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thủ tục kiểm tra và công nhận như sau:
- Người đề nghị công nhận gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này tới cơ sở giáo dục quy định tại Điều 19 Nghị định này;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ sở giáo dục phải kiểm tra và cấp giấy chứng nhận theo Mẫu 03 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 17, khoản 1 Điều 18. Kết quả kiểm tra phải được niêm yết công khai.
Đây là một nội dung mới được bổ sung trong Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024. Theo đó, Điều 21 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:
“1. Ngôn ngữ sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh là tiếng Việt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi là người hành nghề nước ngoài) được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bệnh có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề; người bệnh có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký;
b) Người bệnh là người nước ngoài và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở y tế của nước ngoài.
3. Việc sử dụng ngôn ngữ trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này phải có người phiên dịch;
b) Việc ghi thông tin về khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện bằng ngôn ngữ đã đăng ký của người hành nghề nước ngoài đồng thời phải được dịch sang tiếng Việt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định tiêu chuẩn của người phiên dịch trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; quy định việc sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh cho người dân tộc thiểu số không có khả năng sử dụng tiếng Việt, người khuyết tật về ngôn ngữ, người bệnh là người nước ngoài.”
Nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động kiểm tra và công nhận biết tiếng việt thành thạo, sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc có đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh thì Điều 19 Nghị định 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã có quy định cơ sở giáo dục được kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Thú nhất, là trường đại học chuyên ngành y của Việt Nam.
- Thứ hai, có khoa hoặc bộ môn ngoại ngữ của một trong các ngôn ngữ sau đây: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
- Thứ ba, có ngân hàng đề thi để kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong giao tiếp, đặc biệt đối với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên, ngôn ngữ trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh không chỉ sử dụng những từ ngữ phổ thông, cơ bản mà bao gồm cá các từ ngữ chuyên ngành mà chỉ những người có trình độ, chuyên môn về y học mới có thể hiểu và sử dụng được. Bởi vậy việc pháp luật hiện hành đề ra các điều kiện cụ thể với các cơ sở giáo dục được kiểm tra và công nhận biết tiếng việt thành thạo hoặc sử dụng ngôn ngữ khác thành hoặc hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh là rất hợp lý.
Điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định như sau: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ sở giáo dục phải kiểm tra và cấp giấy chứng nhận theo Mẫu 03 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 17, khoản 1 Điều 18. Kết quả kiểm tra phải được niêm yết công khai.”
Theo đó, thời hạn cấp chứng nhận là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính minh bạch, công khai thì pháp luật cũng quy định kết quả kiểm tra phải được niêm yết công khai.
Bạn không có thời gian để thực hiện, hoặc chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về xin cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, hãy liên hệ với Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều các doanh nghiệp nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh