Mục đích, yêu cầu và nội dung của thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:10 (GMT+7)

Mục đích, yêu cầu và nội dung của thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm là biện pháp cần thiết để phổ biến rộng rãi đến người dân quy định của pháp luật, bảo đảm thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Mục đích của thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm

Điều 56 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 quy định mục đích của việc thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm.

Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu, gây mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người; đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng thực phẩm.

Yêu cầu của thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm

Việc cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Chính xác, kịp thời, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;

b) Phù hợp với truyền thống, văn hoá, bản sắc dân tộc, tôn giáo, đạo đức xã hội, tín ngưỡng và phong tục tập quán;

c) Phù hợp với từng loại đối tượng được tuyên truyền.

Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm

Thứ nhất, thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm.

Những thông tin về an toàn thực phẩm cẩn tuyên truyền đó là các thông tin bảo đảm an toàn thực phẩm.

Đặc biệt là các biện pháp để phòng ngộ độc thực phẩm, các biện pháp này phải được áp dụng từ khâu sản xuất, nuôi trồng đến chế biến bảo quản và sử dụng, thực phẩm phải được an toàn từ trang trại đến bàn ăn.

Thứ hai, nguyên nhân, cách nhận biết nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm và các biện pháp phòng, chống sự cố về an toàn thực phẩm.

Nguyên nhân chính của việc ngộ độc thực phẩm là do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, độc tố vi nấm...).

Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bị ngộ độc thường có những biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, đau đầu,...

Cuối cùng, thông tin về các điển hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn; việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn, xử lý đối với cơ sở vi phạm nghiêm trọng pháp luật về an toàn thực phẩm.

Việc tuyên dương các cơ sở sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn và xử lý các cơ sở vi phạm nhằm khích lệ đối với cơ sở tuân thủ quy định pháp luật và đặc biệt là có sự răn đe đối với các cơ sở đã vi phạm hoặc có nguy cơ vi phạm quy định bảo đảm an toàn thực phẩm.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật An toàn thực phẩm

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư