2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Theo từ điển Tiếng Việt, bảo vệ sức khỏe là tổng hợp các biện pháp của nhà nước và xã hội để giữ gìn, nâng cao sức khoẻ, phòng ngừa, điều trị bệnh tật và thương tật, kéo dài tuổi thọ khoẻ mạnh của con người.
Các biện pháp bảo vệ sức khỏe nhân dân do Nhà nước đặt ra phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 2 Luật của Quốc hội số 21-LCT/HĐNN8 ngày 30/06/1989 về bảo vệ sức khỏe nhân dân (sau đây gọi tắt là Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989):
" Điều 2. Nguyên tắc chỉ đạo công tác bảo vệ sức khoẻ.
1- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục vệ sinh trong nhân dân; tiến hành các biện pháp dự phòng, cải tạo và làm sạch môi trường sống; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh lao động, vệ sinh lương thực, thực phẩm và nước uống theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.
2- Mở rộng mạng lưới nhà nghỉ, nhà điều dưỡng, cơ sở tập luyện thể dục thể thao; kết hợp lao động, học tập với nghỉ ngơi và giải trí; phát triển thể dục thể thao quần chúng để duy trì và phục hồi khả năng lao động.
3- Hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển mạng lưới phòng, chống dịch, khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp phát triển hệ thống y tế Nhà nước với y tế tập thể và y tế tư nhân.
4- Xây dựng nền y học Việt Nam kế thừa và phát triển nền y học, dược học cổ truyền dân tộc; kết hợp y học, dược học hiện đại với y học, dược học cổ truyền dân tộc, nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của y học thế giới vào thực tiễn Việt Nam, xây dựng các mũi nhọn khoa học y học, dược học Việt Nam."
Nguyên tắc thứ nhất: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục vệ sinh trong nhân dân; tiến hành các biện pháp dự phòng, cải tạo và làm sạch môi trường sống; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh lao động, vệ sinh lương thực, thực phẩm và nước uống theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.
Vệ sinh là các biện pháp phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khoẻ bao gồm vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động, vệ sinh lương thực, thực phẩm và nước uống,...
Việc đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về vệ sinh trong nhân dân là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân trong công cuộc bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Giữa gìn vệ sinh không chỉ mang yếu tố cá nhân, mà cần giữ vệ sinh môi trường sống, môi trường làm việc, giữ vệ sinh trong lương thực, thực phẩm, nước uống. Bởi đó là những yếu tố con người tiếp xúc hàng ngày, bất kì sự ô nhiễm, mất vệ sinh nào cũng có thể gây bệnh cho con người.
Nguyên tắc thứ hai: Mở rộng mạng lưới nhà nghỉ, nhà điều dưỡng, cơ sở tập luyện thể dục thể thao; kết hợp lao động, học tập với nghỉ ngơi và giải trí; phát triển thể dục thể thao quần chúng để duy trì và phục hồi khả năng lao động.
Theo C.Mác, sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
Sức lao động là yêu tố cần thiết trong bất kì hình thái xã hội nào, có lao động mới tạo ra giá trị, hàng hóa cho xã hội, tạo ra của cải, làm phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.
Để duy trì và tái tạo sức lao động, con người cần kết hợp nghỉ ngơi, luyện tập thể thao và ăn uống điều độ. Nếu làm việc quá độ, có thể khiến cơ thể mệt mỏi, sức khỏe không đảm bảo, ảnh hưởng đến khả năng lao động của con người.
Nguyên tắc thứ ba: Hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển mạng lưới phòng, chống dịch, khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp phát triển hệ thống y tế Nhà nước với y tế tập thể và y tế tư nhân.
Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/06/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Nguyên tắc cuối cùng: Xây dựng nền y học Việt Nam kế thừa và phát triển nền y học, dược học cổ truyền dân tộc; kết hợp y học, dược học hiện đại với y học, dược học cổ truyền dân tộc, nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của y học thế giới vào thực tiễn Việt Nam, xây dựng các mũi nhọn khoa học y học, dược học Việt Nam.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh "xây dựng một nền y học của ta", "một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta", trước hết thể hiện nguyên tắc dân tộc của nền y dược. Nhưng nguyên tắc dân tộc không có nghĩa chỉ là dân tộc; "nền y học của ta" không có nghĩa chỉ là của ta. Về mặt lý luận cần nhận thức đúng đắn rằng trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện y dược của các dân tộc; rằng cái gì tốt của Đông phương hay Tây phương thì ta phải học lấy để tạo nên một nền y dược Việt Nam. Cũng như vǎn hoá Việt Nam, y dược Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của y dược Đông phương và Tây phương. Về mặt thực tiễn, y học của ta trước hết nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân ta. Việc tiếp thu y học nhân loại cũng nhằm làm giàu cho nền y dược Việt Nam, để xây dựng một nền y học của ta như Hồ Chí Minh yêu cầu.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật của Quốc hội số 21-LCT/HĐNN8 ngày 30/06/1989 về bảo vệ sức khỏe nhân dân
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh