2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việc hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác được xem là một quyền cơ bản của mỗi công dân trong xã hội. Có rất nhiều người được cứu sống, được khỏe mạnh khi nhận một phần mô, nội tạng của người hiến tặng. Mô, bộ phận cơ thể đó không chết đi mà sống cùng với người được hiến tặng. Đây cũng được xem là một hành động đẹp, mang tính nhân đạo của người cho đối với người nhận hiện, thể hiện tình tương thân tương ái trong cộng đồng.
Tuy nhiên, việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác liên quan mật thiết đến cơ thể, sự sống, sức khỏe của cá nhân người hiến. Do đó, Điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác số 75/2006/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2006:
"Điều 4. Các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
1. Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép.
2. Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
3. Không nhằm mục đích thương mại.
4. Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác."
Tự nguyện là một trong các nguyên tắc quan trọng nhất trong luật dân sự, chỉ có sự tự nguyện mới bảo đảm được sự tự định đoạt của chủ thể.
Để có sự tự nguyện, người hiến tặng phải có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.
Vì vậy, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác số 75/2006/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 ngoài quy định người hiến tặng phải có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình còn phải đạt độ tuổi nhất định.
Người hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác phải từ đủ mười tám tuổi trở lên. Trường hợp hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo, nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải từ đủ mười tám tuổi trở lên.
Nguyên tắc này là quy định cụ thể hóa của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được ghi nhận tại Hiến pháp và Bộ luật Dân sự.
Điều 35 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác như sau:
Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan.
Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác là hành vi thể hiện tinh thần nhân ái, cao cả, tấm lòng cao đẹp, vì cộng động của người hiến tặng.
Mục đích thương mại ở đây chính là hành vi mua bán mô, bộ phận cơ thể người. Thực tế, nhu cầu lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là rất lớn. Nếu coi bộ phận cơ thể người là hàng hóa để mua bán, trau đổi thì quyền tự do của con người sẽ bị xâm phạm. Hơn hết điều này còn gây ra nhiều hành vi lấy mô, bộ phận cơ thể người trái phép, làm rối loạn trật tự xã hội.
Việc quy định nguyên tắc này là một sự dự phòng rất hợp lý của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của cả người hiến cũng như người nhận, thường thì việc biết thông tin về người được ghép bộ phận cơ thể của người thân mình, gặp lại họ để xoa dịu nỗi đau về tinh thần, còn người được ghép gặp lại có thể bày tỏ lòng biết ơn với người hiến, gia đình họ.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh