Nguyên tắc xác định mức sử dụng tối đa phụ gia thực phẩm theo Thực hành sản xuất tốt (GMP)?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:08 (GMT+7)

Nguyên tắc xác định mức sử dụng tối đa phụ gia thực phẩm theo Thực hành sản xuất tốt (GMP)

Căn cứ pháp lý

Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 quy định về phụ gia thực phẩn như sau:

"Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm."

Phụ gia thực phẩm đem lại cho chúng ra rất nhiều công dụng như: tạo nhiều hương vị phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng; giữ được chất lượng toàn vẹn của thực phẩm cho tới khi sử dụng; kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm. Và đặc biệt, phụ gia khiến quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm trở nên dễ dàng và làm tăng giá trị thương phẩm trên thị trường.

Tuy nhiên, việc làm dụng quá nhiều phụ ra cũng gây ra những nguy hại to lớn đối với sức khỏe con người như gây ngộ độc, nguy cơ gây hình thành khối u, ung thư, đột biến gen, quái thai và ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm: phá hủy các chất dinh dưỡng, vitamin... có sẵn trong thực phẩm.

Do đó, pháp luật đã đặt ra quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật An toàn thực phẩm:

" Điều 33. Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm:

...

2. Sử dụng phụ gia thực phẩm không vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép; đúng đối tượng thực phẩm; có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; còn thời hạn sử dụng; đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm."

Nguyên tắc xác định mức sử dụng tối đa phụ gia thực phẩm theo Thực hành sản xuất tốt (GMP)

Nguyên tắc xác định mức sử dụng tối đa phụ gia thực phẩm theo Thực hành sản xuất tốt (GMP) được quy định cụ thể tại Thông tư 24/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ Y tế quy định nguyên tắc chung sử dụng phụ gia thực phẩm.

Gồm 03 nguyên tắc sau:

Thứ nhất, hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm sử dụng để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.

Thứ hai, lượng phụ gia thực phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất phải bảo đảm không làm thay đổi bản chất của thực phẩm hay công nghệ sản xuất thực phẩm.

Thứ ba, phụ gia thực phẩm phải bảo đảm chất lượng, an toàn dùng cho thực phẩm và được chế biến, vận chuyển như đối với nguyên liệu thực phẩm.

Trong đó,

Lượng ăn vào hằng ngày chấp nhận được (ADI) là lượng ăn vào hằng ngày của một phụ gia thực phẩm trong suốt cuộc đời mà không có nguy cơ đáng kể đối với sức khỏe con người, được tính theo đơn vị mg/kg thể trọng.

Lượng ăn vào hằng ngày chấp nhận được “Không xác định” (Aceptable Daily Intake “Not Specified” hoặc “Not Limited”) là lượng ăn vào hằng ngày của một phụ gia thực phẩm có độc tính rất thấp dựa trên cơ sở dữ liệu khoa học sẵn có về hóa học, hóa sinh, độc tố học và các yếu tố khác với mức cần thiết để đạt được hiệu quả mong muốn và chấp nhận được trong thực phẩm mà không có nguy cơ đáng kể đối với sức khỏe con người.

Mức sử dụng tối đa (ML) là lượng phụ gia thực phẩm sử dụng ở mức tối đa được xác định là có hiệu quả theo chức năng sử dụng đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm; thường được biểu thị theo miligam phụ gia/kilogam thực phẩm hoặc miligam phụ gia/lít thực phẩm.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật An toàn thực phẩm

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư