2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ngoài những hành vi bị nghiêm cấm trong đảm bảo an toàn thực phẩm đã được Luật Hoàng Anh làm rõ trong cac bài viết trước. Luật An toàn thực phẩm còn quy định 05 hành vi bị cấm khác.
Điều 5 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2010 quy định 05 hành vi bị cấm trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm như sau:
"Điều 5. Những hành vi bị cấm
...
9. Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
10. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
11. Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.
12. Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.
13. Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố."
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 quy định:
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Người mắc bệnh truyền nhiễm là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh.
Người mắc bệnh truyền nhiễm nếu tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thể khiến cho mọi người xung quanh lây bệnh hoặc khiến cho thực phẩm bị nhiễm bệnh. Khi đí, người tiêu dùng mua thực phẩm bị nhiễm bệnh và sử dụng chúng sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh truyền nhiễm.
Do đó, cần phải nghiêm cấm người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.
Một cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tức là cơ sở đó không đủ điều kiện theo quy định pháp luật. Thực phẩm được chế biến, sản xuất, kinh doanh tại những cơ sở như vậy dễ bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Đây có thể coi là hành vi lừa dối đối với người tiêu dùng, khiến cho người tiêu dùng mua phải sản phẩm không đạt chất lượng mong muốn. Đây không chỉ là hành vi bị nghiêm cấm trong Luật An toàn thực phẩm mà cũng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012.
Thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm là những thông tin sai trái, lệch lạc về việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Đây là hành vi của cơ quan có thẩm quyền trong việc đăng tải, công bố thông tin. Hành vi sai phạm này gây bức xúc trong xã hội vì nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân đồng thời gây thiệt hại đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các tổ chức kinh doanh thực phẩm.
Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự. Tuy nhiên, lòng đường, vỉa hè, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung là những nơi công cộng, phục vụ nhu cầu di chuyển, đi lại của chung tất cả mọi người. Dù thức ăn đường phố thường được bày bán trên lề đường, nơi công cộng nhưng đó cũng là những lề đường, nơi công cộng được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, không cản trở việc giao thông của người khác.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật An toàn thực phẩm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh