2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo quy định tại Điều 4 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007, lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Vậy những nội dung như thế nào được thông tin, giáo dục, truyền thông? Những nội dung được thông tin, giáo dục truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm được quy định tại Điều 9 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nội dung này.
Ngay tại Khoản 1 Điều 9 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm đã khẳng định nội dung cần phổ biến rộng rãi là:
“Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.”
Ngày 10 tháng 01 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030. Trong đó, mục tiêu chung là bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số.
Đối với bệnh truyền nhiễm, mục tiêu cụ thể trong chiến lược là giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật; khống chế các bệnh truyền nhiễm, các bệnh gây dịch thường gặp và mới nổi, không để dịch lớn xảy ra. Hạn chế, tiến tới kiểm soát các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm, các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống, hành vi, an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng, bệnh học đường.
Hay như trong tình hình dịch bệnh covid diễn biến phức tạp như hiện nay, để tiếp tục tập trung ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, không để xảy ra khủng hoảng y tế, kinh tế-xã hội, Chính phủ thống nhất ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Như vậy, Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm vừa phải đảm bảo chăm sóc, sức khỏe của nhân dân, hạn chế sự bùng phát và lây lan của dịch bệnh vừa phải phù hợp với tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội của đất nước.
Nội dung thứ hai quy định tại Điều 9 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, cần được thông tin, giáo dục, truyền thông đến nhân dân đó là:
“Nguyên nhân, đường lây truyền, cách nhận biết bệnh và các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm”.
Theo triết học Mác-Lê-nin, nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó. Nguyên nhân gây bệnh là những tác nhân khiến con người mắc phải căn bệnh đó. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
Đường lây truyền được hiểu là cách khiến một người bình thương nhiễm bệnh. Con đường lây truyền có thể lây truyền trực tiếp: do tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh hoặc cũng có thể là qua trung gian. Trung gian truyền bệnh là côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh.
Cách nhận biết bệnh là biểu hiệu lâm sàng mà con người có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi một người mắc bệnh. Ví dụ, người mắc nhiễm covid-19 sẽ có một số biểu hiện như ho, sốt cao, khó thở, mất vị giác,…
Các biện pháp phòng, chống bệnh là những biện pháp làm giảm sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng và giảm khả năng nhiễm bệnh truyền nhiễm của ngươn người. Đối với mỗi loại bệnh sẽ có các biện pháp phòng, tránh khác nhau, như đối với bệnh truyền nhiễm covid-19, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, biện pháp phòng dịch:
“Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.”
Nội dung thứ ba cần thông tin, giáo dục, truyền thông đến nhân dân đó là:
“Hậu quả của bệnh truyền nhiễm đối với sức khoẻ, tính mạng con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
Thông tin, giáo dục, truyền thông về hậu quả của bệnh truyền nhiễm đối với mọi người nhằm nâng cao ý thức của con người trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Chỉ khi mọi người dân có hiểu biết vầ tác hại, hậu quả của bệnh truyền nhiễm đối với sức khỏe, tính mạng con người và tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, họ mới coi trọng công tác phòng chống bệnh truyền nhiềm, có ý thức hơn trong việc bảo vệ bản thân và gia đình.
Nội dung cuối cùng cần truyền tải, phổ biến rộng rãi đó là:
“Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm”.
Theo quy định tại Điều 7 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm như sau:
“Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau khi có dịch xảy ra và tuân thủ, chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo chống dịch.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.”
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh