2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việc hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác được xem là một quyền cơ bản của mỗi công dân trong xã hội. Có rất nhiều người được cứu sống, được khỏe mạnh khi nhận một phần mô, nội tạng của người hiến tặng. Mô, bộ phận cơ thể đó không chết đi mà sống cùng với người được hiến tặng. Đây cũng được xem là một hành động đẹp, mang tính nhân đạo của người cho đối với người nhận hiện, thể hiện tình tương thân tương ái trong cộng đồng.
Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác số 75/2006/QH 11 được ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006 quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. Việc truyền máu, ghép tủy không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.
Trong đó,
Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người.
Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định.
Bộ phận cơ thể không tái sinh là bộ phận sau khi lấy ra khỏi cơ thể người thì cơ thể không thể sản sinh hoặc phát triển thêm bộ phận khác thay thế bộ phận đã lấy.
Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.
Lấy mô, bộ phận cơ thể người là việc tách mô, bộ phận từ cơ thể người hiến khi còn sống hoặc sau khi chết.
Ghép mô, bộ phận cơ thể người là việc cấy ghép mô, bộ phận tương ứng của cơ thể người hiến vào cơ thể của người được ghép.
Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác tại Việt Nam.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh