2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Điều 18 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong việc quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt như sau:
"Điều 18. Vệ sinh trong việc quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt
1. Người tử vong phải được tổ chức mai táng chậm nhất là 48 giờ sau khi chết, trừ trường hợp thi thể được bảo quản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; đối với người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A tử vong thì thi thể phải được diệt khuẩn và tổ chức mai táng trong thời hạn 24 giờ.
2. Việc bảo quản, quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế."
Thứ nhất, người tử vong phải được tổ chức mai táng chậm nhất là 48 giờ sau khi chết, trừ trường hợp thi thể được bảo quản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; đối với người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A tử vong thì thi thể phải được diệt khuẩn và tổ chức mai táng trong thời hạn 24 giờ.
Đối tượng của quy định này gồm 02 đối tượng:
Thứ nhất, người tử vong không do mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, cái chết gồm 2 loại là chết sinh học và chết pháp lý. Trong trường hợp này, người tử vong là người chết sinh học, cái chết sinh học là sự kết thúc sinh mạng, sự chấm dứt một cách vĩnh viễn mọi hoạt động của sinh vật. Theo y học, một người bị coi là đã chết khi não của họ chết tức ngừng hoạt động. Nguyên nhân cái chết có thể là chết có thể do tuổi tác, bệnh tật (không phải do mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A) hoặc tai nạn,…
Nhừng tử vong phải được tổ chức mai táng chậm nhất là 48 giờ sau khi chết. Mai táng là thực hiện việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất. Tuy nhiên, trường hợp thi thể được bảo quản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì thời gian tổ chức mai táng có thể kéo dài sau 48 giờ kể từ thời điểm chết.
Thứ hai, người tử vong do mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, thi thể phải được diệt khuẩn và tổ chức mai táng trong thời hạn 24 giờ.
Người mắc bệnh truyền nhiễm là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh.
Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm là người tiếp xúc hoặc người có biểu hiện triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Quy định thi thể người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải được diệt khuẩn và tổ chức mai táng trong thời hạn 24 giờ nhằm đảm bảo các tác nhân gây bệnh trong thi thể đó không lây lan ra môi trường, trách lây nhiễm cho người thân nhân người mất và người thực hiện việc mai táng.
Cuối cùng, việc bảo quản, quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Quàn ướp là thực hiện việc lưu giữ thi hài trước khi mai táng hoặc hoả táng.
Mai táng là thực hiện việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất.
Di chuyển là hành vi đưa thi thể, hài cốt từ nơi này đến nơi khác, có thể là từ nhà đến nhà tang lễ, nơi mai táng,…
Thi thể là xác người chết hoặc phần cơ thể còn lại của người chết.
Hài cốt là xương của người chết sau cải táng.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh