2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Dịch bệnh động vật xuất hiện làm mất sự ổn định, bền vững trong chăn nuôi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển kinh tế. Vì vậy, chống dịch bệnh động vật là trách nhiệm cần được nâng cao thực hiện. Bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng đệm theo quy định của pháp luật.
Động vật bao gồm: động vật trên cạn và động vật thủy sản. Theo đó, động vật trên cạn là các loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, bò sát, ong, tằm và một số loài động vật khác sống trên cạn;
Sản phẩm động vật là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, bao gồm: Sản phẩm động vật trên cạn và sản phẩm động vật thủy sản. Sản phẩm động vật trên cạn là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn.
Dịch bệnh động vật là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm của động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch. Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội hoặc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giữa động vật và người.
Vùng đệm là vùng bao quanh vùng bị dịch uy hiếp đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác định.
Khoản 1 Điều 29 Luật Thú y 2015 quy định Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp sau đây:
- Kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật;
- Thường xuyên theo dõi, giám sát động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật.
Các loại dịch bệnh nguy hiểm có thể lây lan một cách nhanh chóng thông qua các hoạt động vận chuyển, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật. Để phòng, chống dịch bệnh trên cạn trong vùng đệm, việc vận chuyển, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật phải có nguồn gốc, thông tin về động vật rõ ràng, đảm bảo an toàn, ngăn ngừa việc lây lan dịch bệnh động vật từ vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp sang vùng đệm.
Động vật mẫn cảm với dịch bệnh động vật có thể hiểu là động vật có sự phản ứng nhanh nhạy với các bệnh truyền nhiễm của động vật. Vì vậy, để đảm bảo an toàn bệnh động vật thì biện pháp này cần chú trọng để phát hiện kịp thời, chính xác nhằm nâng cao khả năng phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn có hiệu quả.
Khoản 2 Điều 29 Luật Thú y 2015 quy định như sau:
2. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.
Theo đó, để phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng đệm Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện các biện pháp sau:
- Thực hiện phòng bệnh bằng vắc-xin và các biện pháp phòng bệnh khác cho động vật theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
- Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, môi trường chăn nuôi;
- Chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thú y 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh