2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, hiện tại có tới 40% tổng số vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia. Rượu, bia dễ gây hưng phấn thần kinh, gây buồn ngủ, làm giảm khả năng quan sát các biển báo, tín hiệu cũng như các tình huống giao thông, không làm chủ được hành vi. Khả năng phản xạ giảm từ 10 đến 30%. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong liên quan đến rượu bia cũng chiếm tỷ lệ cao nhất.
Vì lẽ đó, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14 ngày 14 tháng 06 năm 2019 quy định tại Điều 21 về phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia:
" Điều 21. Phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia
1. Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.
2. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông.
4. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý."
Thứ nhất, người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông. Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, người điều khiển cần thật tỉnh táo để điều khiển phương tiện cũng như quan sát chướng ngại vật có thể xảy ra.
Thứ hai, Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông.
Vận tải là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy hoặc đường hàng không để vận chuyển người, hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác.
Người vận tải là tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện giao thông để thực hiện hoạt động vận tải.
Thứ ba, Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông.
Cuối cùng, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý.
Xem thêm: Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh