Phòng và chống các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:12 (GMT+7)

Phòng và chống các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch

Khái quát chung về phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch

Bệnh truyền nhiễm là những loại bệnh nguy hiểm, lây lan rộng nếu ở trong cộng đồng, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của người dân và tình hình kinh tế đất nước. Từ năm 2019 đến nay, cả thế giới phải đối mặc với đại dịch covid-19, điều này giúp mỗi người tự ý thức hơn trong công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Điều 17 Luật của Quốc hội số 21-LCT/HĐNN8 ngày 30/06/1989 về bảo vệ sức khỏe nhân dân (sau đây gọi tắt là Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989) quy định về phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch như sau:

"Điều 17. Phòng và chống các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch.

1- Y tế cơ sở phải tổ chức tiêm chủng các loại vắc xin phòng bệnh cho nhân dân.

2- Các tổ chức Nhà nước, tập thể, tư nhân và mọi công dân phải thực hiện các biện pháp phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch. Khi phát hiện có bệnh dịch hoặc nghi có bệnh dịch trong đơn vị, địa phương, cơ quan y tế phải báo cáo kịp thời với Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan y tế cấp trên.

3- Uỷ ban nhân dân các cấp phải bảo đảm công tác phòng dịch, chống dịch tại địa phương.

4- Căn cứ vào tính chất nguy hiểm, mức độ lây lan của từng vụ dịch, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ y tế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương có quyền áp dụng những biện pháp đặc biệt để nhanh chóng dập tắt dịch."

Để cụ thể hóa quy định này, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 được ban hành nhằm đưa ra những quy định chung về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định.

Phòng và chống các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch

Y tế cơ sở phải tổ chức tiêm chủng các loại vắc xin phòng bệnh cho nhân dân

Vắc xin là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh.

Những loại kháng nguyên này có thể bao gồm toàn bộ cơ thể vi sinh vật đã được làm yếu đi rất nhiều hoặc hoàn toàn bị bất hoạt. Cũng có một vài loại vắc-xin chỉ sử dụng một vài bộ phận của tác nhân gây bệnh như protein bề mặt, bằng cách tách rời bộ phận này và tái tạo.

Tiêm vắc-xin trên diện rộng có thể giúp tăng mức độ miễn dịch của cộng đồng. Nói cách khác, khi phần lớn dân số đã nhiễm bệnh và qua khỏi hoặc là đã được tiêm phòng vắc-xin, thì tác nhân gây bệnh sẽ không thể lây nhiễm, tồn tại, nhân lên và tiếp tục lây nhiễm. Tại một thời điểm nhất định, tác nhân gây bệnh sẽ bị loại bỏ bởi hệ thống miễn dịch của một người trước khi có cơ hội gây bệnh cho người đó. Từ đó, dịch bệnh sẽ được khống chế, thậm chí là dập tắt hoàn toàn.

Các tổ chức Nhà nước, tập thể, tư nhân và mọi công dân phải thực hiện các biện pháp phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch

Các tổ chức Nhà nước, tập thể, tư nhân và mọi công dân phải thực hiện các biện pháp phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch. Khi phát hiện có bệnh dịch hoặc nghi có bệnh dịch trong đơn vị, địa phương, cơ quan y tế phải báo cáo kịp thời với Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan y tế cấp trên.

Theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm bao gồm: thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm; giám sát bệnh truyền nhiễm; bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm; sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế;...

Khi dịch bệnh xảy ra, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch như sau: khai báo, báo cáo dịch; tổ chức cách ly y tế; vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch; các biện pháp bảo vệ cá nhân; tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh dịch; hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch,...

Uỷ ban nhân dân các cấp phải bảo đảm công tác phòng dịch, chống dịch tại địa phương

Hiến pháp năm 2013 quy định:

"Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên."

Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Bảo đảm công tác phòng dịch, chống dịch tại địa phương là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Ủy ban nhân dân.

Áp dụng những biện pháp đặc biệt để nhanh chóng dập tắt dịch

Căn cứ vào tính chất nguy hiểm, mức độ lây lan của từng vụ dịch, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ y tế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương có quyền áp dụng những biện pháp đặc biệt để nhanh chóng dập tắt dịch.

Các biện pháp được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp về dịch, bao gồm:

- Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch trong tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 46 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007.

- Trong trường hợp ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, Trưởng Ban chỉ đạo có quyền:

a) Huy động, trưng dụng các nguồn lực quy định tại Điều 55 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

b) Đặt biển báo hiệu, trạm gác và hướng dẫn việc đi lại tránh vùng có dịch;

c) Yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch;

d) Cấm tập trung đông người và các hoạt động khác có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;

đ) Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch;

e) Tổ chức tẩy uế, khử độc trên phạm vi rộng;

g) Tiêu hủy động vật, thực phẩm và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người;

h) Áp dụng các biện pháp khác phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật của Quốc hội số 21-LCT/HĐNN8 ngày 30/06/1989 về bảo vệ sức khỏe nhân dân

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư