Quy định chung về kiểm tra vệ sinh thú y?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:51 (GMT+7)

Quy định chung về kiểm tra vệ sinh thú y

 

Khái quát chung

Động vật bao gồm:

+ Động vật trên cạn là các loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, bò sát, ong, tằm và một số loài động vật khác sống trên cạn;

+ Động vật thủy sản là các loài cá, giáp xác, động vật thân mềm, lưỡng cư, động vật có vú và một số loài động vật khác sống dưới nước.

Sản phẩm động vật là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, bao gồm:

+ Sản phẩm động vật trên cạn là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn;

+ Sản phẩm động vật thủy sản là động vật thủy sản đã qua sơ chế hoặc chế biến ở dạng nguyên con; phôi, trứng, tinh dịch và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật thủy sản.

Vệ sinh thú y là việc đáp ứng các yêu cầu nhằm bảo vệ sức khỏe động vật, sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái.

Kiểm tra vệ sinh thú y là việc kiểm tra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y.

Đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y bao gồm các vi sinh vật gây ô nhiễm, độc tố vi sinh vật; yếu tố vật lý, hóa học; chất độc hại, chất phóng xạ; yếu tố về môi trường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe động vật, con người, môi trường và hệ sinh thái.

Quy định chung về kiểm tra vệ sinh thú y

Căn cứ theo Điều 68 Luật Thú y 2015 quy định chung về kiểm tra vệ sinh thú y.

Thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y

1. Kiểm tra vệ sinh thú y phải được thực hiện trong quá trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ động vật trên cạn, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.

Quá trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ động vật trên cạn, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật có thể phát sinh những tác nhân gây hại do nhều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vì vậy, phải cần phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y kịp thời, chính xác và có hiệu quả. Đảm bảo sức khỏe động vật, sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái.

Thẩm quyền kiểm tra, giám sát yêu cầu vệ sinh thú y

2. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện kiểm tra, giám sát yêu cầu vệ sinh thú y đối với các đối tượng có trong Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; phân tích nguy cơ, truy xuất nguồn gốc đối với động vật, sản phẩm động vật.

Theo quy định nêu trêm, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát yêu cầu vệ sinh thú y, bảo đảm an toàn vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật. Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y gồm:

+ Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh);

+ Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y đặt tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện).

Nội dung kiểm tra vệ sinh thú y

Khoản 3 Điều 68 Luật Thú y 2015 quy định kiểm tra vệ sinh thú y gồm những nội dung  sau:

+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện yêu cầu vệ sinh thú y đối với các đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y;

+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y;

+ Kết luận và xử lý theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thú y 2015

Luật Hoàng Anh

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư