2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.
Phẫu thuật là kỹ thuật mổ xẻ để lấy bỏ đi hoặc sửa chữa lại những cơ quan trong cơ thể bị hư hỏng, với mục đích đưa cơ thể hoạt động trở lại bình thường hoặc gần như bình thường. Thực hiện kỹ thuật này là những bác sĩ hiểu rõ về cơ thể con người, quá trình bệnh lý và hơn hết là họ đã được huấn luyện kỹ thuật thao tác cắt – xẻ, may – vá trên những cơ quan của con người.
Điều 28 Luật của Quốc hội số 21-LCT/HĐNN8 ngày 30/06/1989 về bảo vệ sức khỏe nhân dân (sau đây gọi tắt là Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989) quy định:
"Điều 28. Chữa bệnh bằng phẫu thuật.
Thầy thuốc chỉ tiến hành phẵu thuật sau khi được sự đồng ý của người bệnh. Đối với người bệnh chưa thành niên, người bệnh đang bị hôn mê hay mắc bệnh tâm thần thì phải được sự đồng ý của thân nhân hoặc người giám hộ của người bệnh. Trong trường hợp mà thân nhân hay người giám hộ của người bệnh không đồng ý hoặc thân nhân hay người giám hộ vắng mặt, nếu không kịp thời phẵu thuật có thể nguy hại đến tính mạng người bệnh, thì thầy thuốc được quyền quyết định, nhưng phải có sự phê chuẩn của người phụ trách hay người được uỷ quyền của cơ sở y tế đó."
Căn cứ quy định trên, việc chữa bệnh bằng phẫu cần lưu ý 03 nội dung:
i) Thầy thuốc chỉ được tiến hành phẫu thuật sau khi được sự đồng ý của chính bệnh nhân. Do phẫu thuật là hành vi liên quan đến thân thể con người, không ai được xâm phạm đến thân thể của người khác khi chưa được sự đồng ý của họ.
ii) Đối với người bệnh chưa thành niên, người bệnh đang bị hôn mê hay mắc bệnh tâm thần thì phải được sự đồng ý của thân nhân hoặc người giám hộ của người bệnh.
Người chưa thành niên theo quy định tại Bộ luật dân sự là người chưa đủ 18 tuổi, khi đó, người chưa thành niên chưa đủ hiểu biết để tự quyết định có phẫu thuật hay không. Người bệnh đang bị hôn mê hay mắc bệnh tâm thần là những người không đủ tỉnh táo, không có nhận thức để quyết định việc phẫu thuật hay không. Khi đó, người giám hộ hoặc thân nhân của của người chưa thành niên, người đang bị hôn mê hay người mắc bệnh tâm thần là người có đầy đủ nhận thức, và là những người luôn mong muốn điều tốt nhất cho bệnh nhân sẽ quyết định việc phẫu thuật hay không. Chỉ khi có sự đồng ý của họ thì thầy thuốc mới được tiến hành phẫu thuật.
iii) Trong trường hợp mà thân nhân hay người giám hộ của người bệnh không đồng ý hoặc thân nhân hay người giám hộ vắng mặt, nếu không kịp thời phẵu thuật có thể nguy hại đến tính mạng người bệnh, thì thầy thuốc được quyền quyết định, nhưng phải có sự phê chuẩn của người phụ trách hay người được uỷ quyền của cơ sở y tế đó.
Điều 61 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 cũng quy định về việc phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa trên tinh thần của Điều 28 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989. Tuy nhiên Điều 61 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định cụ thể hơn như sau:
- Mọi trường hợp phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa đều phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc đại diện của người bệnh.
- Người bệnh thuộc trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh., trước khi phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa phải được người đại diện của người bệnh đồng ý bằng văn bản.
- Trường hợp không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh và nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tiến hành phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật của Quốc hội số 21-LCT/HĐNN8 ngày 30/06/1989 về bảo vệ sức khỏe nhân dân
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh