2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Theo từ điển tiếng Việt, kiểm dịch có nghĩa là xem xét để phát hiện và ngăn chặn bệnh dịch.
Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 quy định, kiểm dịch thực vật là hoạt động ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ.
Tương tự, Luật Thú y năm 2015 quy định, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là việc kiểm tra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
Việc kiểm dịch được thực hiện nhằm mục đích phát hiện, ngăn chặn mầm mống gây bệnh xâm nhập vào nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, Điều 18 Luật của Quốc hội số 21-LCT/HĐNN8 ngày 30/06/1989 về bảo vệ sức khỏe nhân dân (sau đây gọi tắt là Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989) quy định vấn đề kiểm dịch như sau:
"Điều 18. Kiểm dịch.
1- Động vật, thực vật, phương tiện vận chuyển hàng hoá ra vào biên giới và quá cảnh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều phải được kiểm dịch.
2- Động vật, thực vật, phương tiện vận chuyển, hàng hoá và bưu phẩm từ vùng có dịch chuyển ra vùng không có dịch đều phải được kiểm dịch tại các đầu mối giao thông và bưu điện."
Theo đó, kiểm dịch được áp dụng đối với động vật, thực vật, phương tiện vận chuyển hàng hoá ra vào biên giới và quá cảnh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Động vật bao gồm:
a) Động vật trên cạn là các loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, bò sát, ong, tằm và một số loài động vật khác sống trên cạn;
b) Động vật thủy sản là các loài cá, giáp xác, động vật thân mềm, lưỡng cư, động vật có vú và một số loài động vật khác sống dưới nước.
Đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật bao gồm vi sinh vật, ký sinh trùng, trứng và ấu trùng của ký sinh trùng gây bệnh cho động vật, gây hại cho sức khỏe con người.
Thực vật là cây và sản phẩm của cây. Đối tượng kiểm dịch thực vật là sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có hoặc có nhưng phân bố hẹp ở Việt Nam và phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
Phương tiện vận chuyển hàng hóa có thể là phương tiện vận chuyển đường bộ (ô tô, xe máy,...); phương tiện vận chuyển đường thủy (tàu biển, thuyền, bè,...) hoặc phương tiện vận chuyển hàng không (máy bay,...).
Để đảm bảo động vật, thực vật hay phương tiện, hàng hóa đảm bảo an toàn, không chứa mầm mống gây bệnh cho con người hay sinh vật trên lãnh thổ đất nước. Pháp luật quy định kiểm dịch bắt buộc đối với động vật, thực vật, phương tiện vận chuyển hàng hoá ra vào biên giới và quá cảnh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong trường hợp trong nước xuất hiện vùng có dịch, việc vận chuyển động vật, thực vật, phương tiện vận chuyển, hàng hoá và bưu phẩm từ vùng có dịch ra vùng khác không có dịch trong phạm vi lãnh thổ đất nước đều phải kiểm dịch. Nơi kiểm dịch ngay tại đầu mối giao nhau giữa vùng có dịch và vùng không có dịch. Quy định này nhằm đảm bảo hàng hóa vào vùng không có dịch đảm bảo an toàn. Tránh dịch bệnh lây lan từ vùng có dịch sang vùng chưa có dịch, đảm bảo an toàn cho người dân vùng chưa có dịch.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật của Quốc hội số 21-LCT/HĐNN8 ngày 30/06/1989 về bảo vệ sức khỏe nhân dân
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh