2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương với chừng 11,000 loài sinh vật đã được phát hiện. Bên cạnh đó, Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy, việc quan tâm, quản lý hoạt động thủy sản được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Nhà nước chú trọng. Vì vậy, Chính phủ đã đề ra những quy định cụ thể về hoạt động thủy sản; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản hoặc có liên quan đến hoạt động thủy sản; quản lý nhà nước về thủy sản. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Luật số: 18/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 sau đây gọi là Luật Thủy sản 2017.
- Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản.
Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.
Căn cứ khoản 1 Điều 11 quy định căn cứ lập quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản bao gồm:
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh;
- Chiến lược phát triển ngành thủy sản;
- Chiến lược khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo, bảo vệ môi trường; chiến lược về bảo tồn đa dạng sinh học;
- Quy hoạch tổng thể quốc gia;
- Quy hoạch không gian biển quốc gia;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quy hoạch bảo vệ môi trường; Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học;
- Kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản;
- Thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Căn cứ khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Khoản 2 Điều 11 quy định nội dung chủ yếu của quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản bao gồm:
- Đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
- Xác định mục tiêu, định hướng và xây dựng phương án tổng thể quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
- Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới và bản đồ khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Phân vùng khai thác thủy sản; số lượng tàu cá của từng loại nghề; biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
- Giải pháp, chương trình, kế hoạch thực hiện; nguồn lực, tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản;
- Nội dung khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Khoản 3 Điều 11 quy định lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản;
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh