2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Rượu, bia là những chất kích thích gây hại, tuy nhiên Nhà nước không cấm người dân sử dụng rượu bia. Công dân có thể tự do sử dụng rượu, bia nhưng không được gây ảnh hưởng đến người khác. Điều 4 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14 ngày 14 tháng 06 năm 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia như sau:
"Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Được sống trong môi trường không chịu ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.
2. Được cung cấp thông tin phù hợp, chính xác, khách quan, khoa học, đầy đủ về rượu, bia, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và tác hại của rượu, bia.
3. Phản ánh, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tố cáo việc cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
4. Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia."
Hiến pháp năm 2013 quy định: "Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác."
Pháp luật không cấm công dân sử dụng rượu, bia nhưng việc sử dụng rượu, bia không được gây ảnh hưởng đến người khác. Ví dụ, anh A có quyền uống rượu bia, nhưng anh A không được quyền sử dụng rượu bia trước khi tham gia thông gây tai nạn cho người khác.
Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấp tính.
Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.
Tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định:
"Điều 30.
1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân."
Những hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, đã bị nhà nước cấm.
Việc tố cáo, phản ảnh những hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tố cáo việc cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia vừa là quyền giám sát của nhân dân vừa là nghĩa vụ của công dân đảm bảo sự phát triển của đất nước.
Pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia được quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14 ngày 14 tháng 06 năm 2019.
Luật này quy định biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Xem thêm: Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh