2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Theo từ điển Tiếng Việt, bảo vệ sức khỏe là tổng hợp các biện pháp của nhà nước và xã hội để giữ gìn, nâng cao sức khoẻ, phòng ngừa, điều trị bệnh tật và thương tật, kéo dài tuổi thọ khoẻ mạnh của con người.
Bảo vệ sức khỏe gắn chặt với sự phát triển toàn diện của xã hội, chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của một nước. Công tác bảo vệ sức khỏe đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành như kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp, thể dục thể thao, giáo dục, y tế... và nhất là đòi hỏi sự tham gia tích cực của nhân dân vào các phong trào, các chương trình sức khoẻ, thực hiện luật bảo vệ sức khoẻ và bảo hiểm sức khoẻ.
Điều 47 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 quy định:
"Điều 47
Nhà nước chăm lo bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân; xây dựng nền y học Việt nam theo phương hướng dự phòng; kết hợp y học, dược học hiện đại với y học, dược học cổ truyền của dân tộc, kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh, lấy phòng bệnh là chính; kết hợp phát triển y tế Nhà nước với phát triển y tế nhân dân đến tận cơ sở.
Nhà nước và xã hội bảo vệ bà mẹ và trẻ em; vận động sinh đẻ có kế hoạch."
Cụ thể hóa điều này, ngày ngày 30/06/1989, Quốc hội đã ban hành Luật số 21-LCT/HĐNN8 về bảo vệ sức khỏe nhân dân (sau đây gọi tắt là Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989) quy định về quyền của công dân trong bảo vệ sức khỏe:
- Công dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về chuyên môn y tế.
- Bảo vệ sức khoẻ là sự nghiệp của toàn dân. Tất cả công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân để giữ gìn sức khoẻ cho mình và cho mọi người.
Hiện nay, Hiến pháp năm 1980 đã được thay thế bởi Hiến pháp năm 2013, tuy nhiên quyền được bảo vệ sức khỏe của công dân vẫn được ghi nhận tại Điều 38 Hiến pháp năm 2013. Ngoài ra, hiến pháp năm 2013 còn sửa đổi theo hướng quy định thêm nghĩa vụ bảo vệ sức khỏe của công dân. Công dân không chỉ có quyền được bảo vệ sức khỏe mà còn có nghĩa vụ bảo vệ sức khỏe cho người khác và cộng đồng. Quy định mở rộng này của Hiến pháp năm 2013 hoàn toàn phù hợp với quy định nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ sức khỏe quy định tại Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989.
" Điều 38.
1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng."
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật của Quốc hội số 21-LCT/HĐNN8 ngày 30/06/1989 về bảo vệ sức khỏe nhân dân
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh