Tiêu hủy thuốc thú y được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:52 (GMT+7)

Tiêu hủy thuốc thú y

 

Thuốc thú y là đơn chất hoặc hỗn hợp các chất bao gồm dược phẩm, vắc-xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất được phê duyệt dùng cho động vật nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản của động vật.

Tiêu hủy thuốc thú y bị thu hồi phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.

Các trường hợp thuốc thú y bị tiêu hủy

Khoản 1 Điều 106 Luật Thú y 2015 quy định thuốc thú y bị tiêu hủy trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất: Không có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 100 của Luật Thú y;

Theo đó, thuốc thú y phải không có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam sẽ bị tiêu huye, trừ trường hợp:

- Thuốc thú y chưa có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam được nhập khẩu trong trường hợp sau đây: phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai; mẫu kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đăng ký lưu hành, tham gia trưng bày triển lãm, hội chợ, nghiên cứu khoa học; chữa bệnh đối với động vật tạm nhập tái xuất, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; tạm nhập tái xuất, gia công xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với tổ chức, cá nhân nước ngoài; dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm nghiệm về thú y; diện trợ của các tổ chức quốc tế và các hình thức nhập khẩu phi mậu dịch khác.

- Nguyên liệu thuốc thú y được nhập khẩu trong các trường hợp sau đây: sử dụng để sản xuất thuốc thú y đã có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam; dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm nghiệm về thú y theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thứ hai: Không bảo đảm chất lượng, hết hạn sử dụng và không thể tái chế; chứa hoạt chất cấm sử dụng;

Thuốc đạt chất lượng là thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký theo tiêu chuẩn Dược điển, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc thú y, Tiêu chuẩn quốc gia về thuốc thú y hoặc tiêu chuẩn cơ sở của nhà sản xuất và đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

Hạn sử dụng của thuốc là ngày cuối cùng mà nhà sản xuất đảm bảo được tính hiệu lực, an toàn, chất lượng của một loại thuốc nếu được bảo quản đúng quy định.

Tái chế có thể được hiểu là một quá trình biến thuốc thú y bị thu hồi thành sản phẩm mới có khả năng ứng dụng đem lại lợi ích cho con người. Tái chế có thể nói chính là một trong những phương pháp hàng đầu trong việc bảo vệ môi trường. 

Nhằm đảm bảo phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản của động vật một cách chính xác, hiệu quả, đối với những thuốc không đảm bảo chất lượng, hết hạn sử sựng hoặc không thể tái chết, chứa hoạt chất cấm sử dụng sẽ bị tiêu hủy.

Thứ ba: Thuốc thú y giả, thuốc thú y vô chủ, thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đối với những loại thuốc thú y giả, vô chủ, không rõ nguồn xuất xứ không thể đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng. Đồng thời có nguy cơ gây hại đến sức khỏe động vật, sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái nên cần phải tiêu hủy theo quy định.

Trách nhiệm tiêu hủy thuốc thú y

Khoản 2 Điều 106 Luật Thú y 2015 quy định trách nhiệm tiêu hủy thuốc thú y:

- Tổ chức, cá nhân có thuốc thú y phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chịu mọi chi phí;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo và bố trí kinh phí việc tiêu hủy đối với thuốc thú y vô chủ;

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tiêu hủy thuốc thú y có trách nhiệm giám sát, xác nhận việc tiêu hủy.

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư