Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giám sát dịch bệnh động vật?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:49 (GMT+7)

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giám sát dịch bệnh động vật

Việc giám sát dịch bệnh động vật đóng vai trò rất quan trọng nhằm giảm thiểu hậu quả do dịch bệch động vật gây ra. Chính vì vậy, pháp luật quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giám sát dịch bệnh động vật. Bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giám sát dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật.

Giám sát dịch bệnh động vật là gì?

Dịch bệnh động vật là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm của động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.

Giám sát dịch bệnh động vật là quá trình theo dõi, kiểm tra, đánh giá sức khỏe động vật; theo dõi quá trình chăn nuôi, sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản, môi trường nuôi nhằm phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, tác nhân gây bệnh để cảnh báo, áp dụng hiệu quả các biện pháp phòng, chống.

Trách nhiệm của chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với việc giám sát dịch bệnh động vật

Khoản 3 Điều 16 Luật Thú y 2015 quy định chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các hoạt động sau đây:

- Xây dựng và giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

- Khi tham gia chương trình giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và được vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

- Theo dõi, ghi chép quá trình nuôi, phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật;

- Báo cho chính quyền, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi có kết quả kiểm tra xác định động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người; thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định.

Trách nhiệm của cơ sở chuẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật

Khoản 4 Điều 16 Luật Thú y quy định trách nhiệm của cơ sở chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật như sau:

4. Cơ sở chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi có kết quả xét nghiệm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người.

Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội hoặc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giữa động vật và người.

Tại Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn: Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người gồm có bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người); bệnh Dại động vật; bệnh Liên cầu khuẩn lợn (típ 2); bệnh Nhiệt thán; bệnh Xoắn khuẩn; bệnh Giun xoắn; bệnh Lao bò; bệnh Sảy thai truyền nhiễm.

Trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y

Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y gồm có:

+ Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh);

+ Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y đặt tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện).

Khoản 5 Điều 16 Luật Thú y quy định cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổ chức thực hiện giám sát bệnh động vật như sau:

- Căn cứ diễn biến của dịch bệnh động vật, xây dựng chương trình giám sát dịch bệnh động vật trong quá trình nuôi, vận chuyển, giết mổ, buôn bán, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật;

- Chủ động điều tra, lấy mẫu giám sát dịch bệnh động vật;

- Định kỳ hoặc đột xuất giám sát các bệnh truyền nhiễm có thể lây giữa động vật hoang dã và động vật nuôi tại cơ sở nuôi động vật hoang dã, vườn thú, vườn chim, khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên;

- Căn cứ kết quả giám sát, đặc điểm dịch tễ của bệnh động vật, tiến hành dự báo, cảnh báo về một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật và hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch bệnh; trường hợp phát hiện dịch bệnh truyền lây giữa động vật và người thì phải thông báo kịp thời cho cơ quan y tế cùng cấp, cảnh báo tới người chăn nuôi và cộng đồng để chủ động thực hiện các biện pháp cách ly động vật lây nhiễm, phòng, chống dịch bệnh động vật lây sang người;

- Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về giám sát dịch bệnh động vật và thông tin dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật; tiếp nhận và phản hồi thông tin về tình hình dịch bệnh động vật;

- Xác nhận cơ sở tham gia chương trình giám sát dịch bệnh động vật bảo đảm an toàn.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thú y 2015

Luật Hoàng Anh

 

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư