Trách nhiệm của cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến trong việc lấy bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, lấy xác?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:29 (GMT+7)

Trách nhiệm của cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến trong việc lấy bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, lấy xác

Hiến tạng và hiến xác là hành động cao cả, không phải ai cũng làm được. Yêu quý thể xác khi sống cũng như lúc chết là quan niệm lâu đời của con người. Nhất là người Việt chúng ta vốn ảnh hưởng lâu đời văn hóa địa táng (chôn), khi sống cần có nhà, lúc chết phải có mồ nên ái ngại khi hiến xác.

Sau khi một người đã đăng kí hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác và người đó đã qua đời thì việc lấy bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, lấy xác sẽ được tiến hành.

Trách nhiệm của cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến được quy định tại Điều 24 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác số 75/2006/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.

Trách nhiệm của cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến

Cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây:

a) Đến nơi có xác để lấy bộ phận cơ thể người hoặc lấy xác;

b) Phối hợp với gia đình để tổ chức lễ truy điệu;

c) Khôi phục về mặt thẩm mỹ thi thể sau khi lấy bộ phận cơ thể người hoặc khi không còn nhu cầu sử dụng xác;

Quy định này nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với người đã mất, với tấm lòng cao đẹp vì cộng đồng và với gia đình người hiến tặng.

d) Tổ chức mai táng di hài sau khi không còn nhu cầu sử dụng.

Kinh phí tổ chức tang lễ và mai táng di hài của người hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác

Khoản 2 Điều 24 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định:

"2. Kinh phí tổ chức tang lễ và mai táng di hài do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính."

Quy định này được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 104/2017/TT-BTC ngày 5 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác.

Nguồn kinh phí thực hiện việc tổ chức tang lễ và mai táng di hài do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; nguồn vận động, đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Trường hợp thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác có nhu cầu tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở.

Thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác phải xuất trình với cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến giấy tờ chứng minh là thân nhân của người đã hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác để nhận chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài.

Trường hợp cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến tổ chức tang lễ và mai táng được thanh toán chi phí theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư