2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ pháp lý
Phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không chỉ là trách nhiệm của cơ sở khám chữa bênh, của thầy thuốc, nhân viên y tế mà còn là trách nhiệm của người mắc bệnh truyền nhiễm và người nhà người bệnh. Trách nhiệm của người bệnh, người nhà người bệnh trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007:
"Điều 34. Trách nhiệm của người bệnh, người nhà người bệnh trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Người bệnh có trách nhiệm:
a) Khai báo trung thực diễn biến bệnh;
b) Tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A ngay sau khi xuất viện phải đăng ký theo dõi sức khỏe với y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
2. Người nhà người bệnh có trách nhiệm thực hiện chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh."
Trước hết, bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Người mắc bệnh truyền nhiễm là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh.
Người mắc bệnh truyền nhiễm có thể nhiễm bệnh trực tiếp (do tác nhân gây bệnh trực tiếp xâm nhập vào cơ thể) hoặc nhiễm bệnh gián tiếp qua trung gian truyền bệnh.
Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
Trung gian truyền bệnh là côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh.
Kế tiếp, người mắc bệnh là đối tượng quan trọng nhất trong việc phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm. Bởi người mắc bệnh là người mang mầm bệnh, nếu bản thân họ không ý thức được bệnh của mình hoặc họ chưa khỏi bệnh thì họ sẽ là nguồn lây lan bệnh truyền nhiễm ra cộng đồng. Vậy nên người bệnh cần khai báo trung thực diễn biến bệnh. Điều này giúp y bác sĩ có phương hướng điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhất cho người mắc bệnh. Ngoài ra, người bệnh có trách nhiệm tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trách lây bệnh ra cộng đồng.
Lưu ý, đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A ngay sau khi xuất viện phải đăng ký theo dõi sức khỏe với y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Cuối cùng, người nhà người bệnh có trách nhiệm thực hiện chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Người nhà bệnh nhân là người chăm sóc người bệnh, tiếp xúc thường xuyên với người bệnh, có thể họ không bị lây nhiễm nhưng các tác nhân gây bệnh có thể bám trên bề mặt đồ vật, quần áo của họ. Nếu không thực hiện đúng hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tác nhân gây bệnh có thể lẫn vào môi trường và lan truyền bệnh ra cộng đồng. Đồng thời, có rất nhiều vi khuẩn bám trên cơ thể người nhà bệnh nhân. Khi người nhà tiếp xúc với bệnh nhân, những vi khuẩn đó có thể tiếp xúc với bệnh nhân, có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của người mắc bệnh truyền nhiễm.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh