2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, thì các loại dịch bệnh nguy hiểm có thể lây lan giữa các quốc gia một cách nhanh chóng thông qua các con đường như buôn lậu động vật qua biên giới, qua người du lịch từ nước này sang nước khác. Biến đổi khí hậu hay những tác nhân gây ô nhiễm môi trường cũng là nguyên nhân khiến cho các loại bệnh có nguồn gốc từ động vật có khả năng lây sang người ngày càng tăng. Thú y có đối tượng phục vụ trực tiếp là động vật nhưng đối tượng được phục vụ gián tiếp đó chính là con người do chăm sóc thú y tốt cũng góp phần nâng cao sức khỏe và cải thiện đời sống xã hội. Đứng trước tình hình đó, pháp luật quy định cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, các bộ nhằm nâng cao hoạt động trong lĩnh vực thú y. Bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ về thú y.
Quản lí nhà nước là hoạt động thực thì quyển lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi.
Quản lí nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điểu hành, quản lí hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Căn cứ pháp lý: Điều 8 Luật Thú y 2015 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, các bộ.
Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của đất nước được quy định cụ thể tại Hiến pháp Việt Nam, được tổ chức và thành lập nhằm thực hiện quyền hành pháp, thi hành quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương nhiệm vụ mà Quốc hội đề ra.
Khoản 1 Điều 8 Luật Thú y 2015 quy định trách nhiệm của Chính phủ về thú y như sau:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thú y trong phạm vi cả nước.
Xuất phát là cơ quan hành chính cao nhất nên Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong quản lí nhà nước về thú y. Theo đó, Chính phủ có trách nhiệm xây dựng cho cơ quan cấp dưới liên kết, phối hợp với nhau để quản lý nhà nước về thú y và trực tiếp điều hành, quản lý hoạt động của các cơ quan đó trong phạm vi cả nước, đảm bảo việc quản lý có hệ thống, chặt chẽ và có hiệu quả cao. Hiểu một cách đơn giản thì Chính phủ sẽ đứng đầu quản lý nhà nước về thú y, các cơ quan cấp dưới sẽ quản lý nhà nước về thú y theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thú y 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh