2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Động vật, sản phẩm động vật khi vận chuyển qua các đầu mối giao thông sẽ do trạm kiểm dịch động vật thực hiện. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông theo quy định của pháp luật.
Động vật bao gồm:
+ Động vật trên cạn là các loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, bò sát, ong, tằm và một số loài động vật khác sống trên cạn;
+ Động vật thủy sản là các loài cá, giáp xác, động vật thân mềm, lưỡng cư, động vật có vú và một số loài động vật khác sống dưới nước.
Sản phẩm động vật là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, bao gồm:
+ Sản phẩm động vật trên cạn là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn;
+ Sản phẩm động vật thủy sản là động vật thủy sản đã qua sơ chế hoặc chế biến ở dạng nguyên con; phôi, trứng, tinh dịch và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật thủy sản.
Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là việc kiểm tra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật. Trạm kiểm dịch động vật hiểu là cơ quan thực hiện chức năng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trong quá trình sản xuất, lưu thông động vật nhằm phát hiện bệnh truyền nhiễm, kí sinh trùng của động vật đã có hoặc chưa có ở trong nước; bệnh truyền nhiễm, kí sinh trùng của động vật nuôi thuộc diện kiểm dịch quốc tế và các bệnh phải kiểm tra theo hiệp định mua bán, trao đổi, viện trợ kí với nước ngoài; kiểm tra chất độc, chất nội tiết, chất kháng sinh gây hại cho người và động vật để bảo vệ sản xuất và sức khoẻ cộng đồng.
Đầu mối giao thông là nơi bắt đầu thực hiện hành trình di chuyển là nơi kết nối giữa mạng lưới giao thông và các khu vực chức năng đô thị.
Khoản 1 Điều 40 Luật Thú y 2015 quy định như sau:
1. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khi vận chuyển qua các đầu mối giao thông do trạm kiểm dịch động vật thực hiện. Trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông phải có đại diện các ngành công an, quản lý thị trường, thú y.
Việc có đại diện các ngành công an, quản lý thị trường, thú y nhằm nâng cao hiệu quả kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật. Đảm bảo quản lý, giám sát, kiểm tra sát sao động vật, sản phẩm động vật khi vận chuyển qua các đầu mối giao thông
Khoản 2 Điều 40 Luật Thú y 2015 quy định nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại đầu mối giao thông bao gồm:
- Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật, sản phẩm động vật theo Giấy chứng nhận kiểm dịch; mã số, dấu, tem vệ sinh thú y; dấu niêm phong, kẹp chì phương tiện vận chuyển;
- Kiểm tra tình trạng sức khỏe của động vật; thực trạng vệ sinh thú y của sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển;
- Xác nhận đã kiểm tra động vật, sản phẩm động vật nếu đạt yêu cầu; trường hợp không đạt yêu cầu thì tạm đình chỉ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc lập trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông trên phạm vi cả nước.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại khoản 3 Điều này quyết định thành lập và tổ chức thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật của các trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông trên địa bàn.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thú y 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh