Trường hợp nào bệnh nhân bị bắt buộc chữa bệnh?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:12 (GMT+7)

Trường hợp nào bệnh nhân bị bắt buộc chữa bệnh

Khái niệm

Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.

Người bệnh có quyền được khám chữa bệnh tại các cơ sở y khoa hoặc lựa chọn từ chối khám chữa bệnh. Tuy nhiên trong một số trường hợp, do tính nguy hiểm của bệnh, nếu người bệnh không chữa bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến cá nhân khác hoặc cả cộng đồng. Do đó, pháp luật đặt ra quy định một số trường hợp bắt buộc phải chữa bệnh.

Căn cứ pháp lý

Điều 29 Luật của Quốc hội số 21-LCT/HĐNN8 ngày 30/06/1989 về bảo vệ sức khỏe nhân dân (sau đây gọi tắt là Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989) quy định các trường hợp bắt buộc chữa bệnh như sau:

"Điều 29. Bắt buộc chữa bệnh.

1- Các cơ sở y tế phải tiến hành các biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người mắc bệnh tâm thần thể nặng, bệnh lao, phong đang thời kỳ lây truyền, bệnh lây truyền qua đường sinh dục, bệnh nghiện ma tuý, bệnh SIDA và một số bệnh truyền nhiễm khác có thể gây nguy hại cho xã hội.

2- Việc bắt buộc chữa bệnh tại các cơ sở y tế phải được thực hiện theo quy định của pháp luật."

Theo quy định này, các cơ sở y tế phải tiến hành bắt buộc chữa bệnh đối với 06 trường hợp bệnh bao gồm:

- Trường hợp người mắc bệnh tâm thần thể nặng;

- Bệnh lao, phong đang thời kỳ lây truyền;

- Bệnh lây truyền qua đường sinh dục;

- Nghiện ma túy;

- Bệnh sida.

Tuy nhiên, hiện nay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều căn bệnh mới xuất hiệu. Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định thêm các trường hợp bắt buộc chữa bệnh tại Điều 66 như sau:

"Điều 66. Bắt buộc chữa bệnh

1. Các trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Luật này bao gồm:

a) Mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

b) Bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc bắt buộc chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này."

Chữa bệnh bắt buộc theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009

Mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm

Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 quy định các bệnh truyền nhiễm nhóm A như sau:

“Điều 3. Phân loại bệnh truyền nhiễm

1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:

a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;”

Theo đó, nhóm A là nhóm những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất, cần nhanh chóng phòng, chống những căn bệnh đó. Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền quyết định điều chỉnh, bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sao cho phù hợp với mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác theo quy định của pháp luật

Bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác không chỉ gây hại đối với bản thân người bệnh mà còn có thể gây nguy hiểm đối với mọi người xung quanh.

Người bị bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm có ý tưởng hoàn toàn không nhận thức được hành vi của mình đang làm là nguy hiểm cho xã hội. Do đó cần bắt buộc chữa bệnh đối với những đối tượng này.

Bắt buộc chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Các trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định hình sự và xử lý vi phạm hành chính, bao gồm:

- Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình

- Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

- Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật của Quốc hội số 21-LCT/HĐNN8 ngày 30/06/1989 về bảo vệ sức khỏe nhân dân

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư