Trường hợp nào tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:50 (GMT+7)

Trường hợp nào tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật

 

Khái quát chung

Động vật bao gồm:

+ Động vật trên cạn là các loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, bò sát, ong, tằm và một số loài động vật khác sống trên cạn;

+ Động vật thủy sản là các loài cá, giáp xác, động vật thân mềm, lưỡng cư, động vật có vú và một số loài động vật khác sống dưới nước.

Sản phẩm động vật là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, bao gồm:

+ Sản phẩm động vật trên cạn là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn;

+ Sản phẩm động vật thủy sản là động vật thủy sản đã qua sơ chế hoặc chế biến ở dạng nguyên con; phôi, trứng, tinh dịch và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật thủy sản.

Trường hợp tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật

Khoản 1 Điều 61 Luật Thú y 2015 quy định Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất: Động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu được xác định mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh đến động vật nuôi trong nước, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người; bị cảnh báo, không đáp ứng các quy định của Việt Nam; ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu của Việt Nam;

Bệnh truyền nhiễm là bệnh truyền lây trực tiếp hoặc gián tiếp giữa động vật và động vật hoặc giữa động vật và người do tác nhân gây bệnh, truyền nhiễm. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và các tác nhân khác có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.

Thứ hai: Động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, bị cảnh báo của nước nhập khẩu, có nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Vệ sinh thú y là việc đáp ứng các yêu cầu nhằm bảo vệ sức khỏe động vật, sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái.

Trường hợp tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật

Khoản 2 Điều 61 Luật Thú y 2015 quy định như sau:

2. Khi các nguy cơ quy định tại khoản 1 Điều này đã được khắc phục thì động vật, sản phẩm động vật được tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu.

Như vậy, động vật, sản phẩm động vật được tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu nếu khắc phục được những nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, động vật và không làm ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu.

Chính phủ quy định

Khoản 3 Điều 61 Luật Thú y 2015 quy định như sau:

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Ngoài quy định tại Luật Thú y 2015, vấn đề tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật còn được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương II Nghị định 35/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thú y 2015

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư