Vệ sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:12 (GMT+7)

Vệ sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm

Khái niệm chăn nuôi gia súc, gia cầm

Chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.

Có 02 hình thức chăn nuôi là chăn nuôi nông bộ và chăn nuôi trang trại:

- Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình.

- Chăn nuôi trang trại là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.

Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.

Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.

Vệ sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm

Điều 11 Luật của Quốc hội số 21-LCT/HĐNN8 ngày 30/06/1989 về bảo vệ sức khỏe nhân dân (sau đây gọi tắt là Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989) quy định về vệ sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm như sau:

"Điều 11. Vệ sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

1- Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm phải bảo đảm vệ sinh chung. Không được giết mổ, mua, bán, ăn thịt gia súc, gia cầm bị bệnh truyền nhiễm gây nguy hại cho sức khoẻ con người.

2- Nghiêm cấm việc thả rông chó ở thành phố, thị xã và thị trấn; chó nuôi phải được tiêm phòng theo quy định của cơ quan thú y."

Thứ nhất, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm phải bảo đảm vệ sinh chung.

Theo quy định tại Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018, chăn nuôi phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;

- Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;

- Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

Chủ chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

- Có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh;

- Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

Thứ hai, nghiêm cấm việc thả rông chó ở thành phố, thị xã và thị trấn; chó nuôi phải được tiêm phòng theo quy định của cơ quan thú y.

Ở Việt Nam, chó là động vật vô cùng thân thiết với người, tuy nhiên chó cũng là ổ chứa vi rút gây bệnh dại cho người.

Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.

Thả rông chó là việc để chó đi lại tự do, việc này có thể làm cho người ở thành phố, thị xã và thị trấn bị chó cắn, nếu chú chó đó mắc bệnh dại thì có thể lây bệnh sang cho người.

Tiêm phòng bệnh cho chó nuôi là biện pháp phòng bệnh cho chó cũng là biện pháp phòng các bệnh truyền nhiễm từ chó sang người.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật của Quốc hội số 21-LCT/HĐNN8 ngày 30/06/1989 về bảo vệ sức khỏe nhân dân

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư