2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khoản 1 Điều 15 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 quy định vấn đề vệ sinh trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm và động vật khác như sau:
"1. Việc chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm và động vật khác phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước sinh hoạt hoặc làm phát tán tác nhân gây bệnh truyền nhiễm."
Theo quy định của Luật Chăn nuôi năm 2018'
Chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
Vận chuyển là hành vi di chuyển gia súc, gia cầm và động vật khác từ nơi chăn nuôi đến nơi chế biến, giết mổ, tiêu thụ hoặc tiêu hủy.
Giết mổ là việc thực hành giết chết các loại động vật nói chung (không phải con người), thường đề cập đến việc giết mổ gia súc và gia cầm. Nói chung, các con vật sẽ bị giết cho nhu cầu lấy thịt của con người (gọi là làm thịt), điển hình như giết mổ lợn, giết mổ bò, cắt tiết gà, làm cá.
Tiêu hủy là huỷ đi cho mất hẳn, cho không còn để lại dấu vết gì. Những loài động vật cần tiêu hủy thường là động vật mắc bệnh.
Đối tượng chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy là gia súc, gia cầm và động vật khác.
Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.
Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.
Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Tất cả những hành vi trên phải đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường, không gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt hoặc làm phát tán tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và các tác nhân khác có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
Khoản 2 Điều 15 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thú y như sau:
"2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thú y chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm và động vật khác để tránh làm lây truyền bệnh cho người."
Điều 6 Luật Thú ý quy định những cơ quan quản lý chuyên ngành thú ý gồm có 03 cơ quan:
a) Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh);
c) Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y đặt tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện).
Ngoài ra, việc phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thông tư này quy định việc phối hợp trong giám sát, điều tra, xử lý ổ dịch, truyền thông, đào tạo, nghiên cứu khoa học về phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người giữa các đơn vị của ngành y tế và ngành nông nghiệp. Danh mục các bệnh lây truyền từ động vật sang người được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh