2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, thì các loại dịch bệnh nguy hiểm có thể lây lan giữa các quốc gia một cách nhanh chóng thông qua các con đường như buôn lậu động vật qua biên giới, qua người du lịch từ nước này sang nước khác. Biến đổi khí hậu hay những tác nhân gây ô nhiễm môi trường cũng là nguyên nhân khiến cho các loại bệnh có nguồn gốc từ động vật có khả năng lây sang người ngày càng tăng. Nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn cho động vật cũng như con người, pháp luật quy định cụ thể việc xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.
Động vật bao gồm: động vật trên cạn và động vật thủy sản. Theo đó, động vật trên cạn là các loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, bò sát, ong, tằm và một số loài động vật khác sống trên cạn;
Sản phẩm động vật là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, bao gồm: Sản phẩm động vật trên cạn và sản phẩm động vật thủy sản. Sản phẩm động vật trên cạn là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn.
Dịch bệnh động vật là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm của động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch. Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội hoặc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giữa động vật và người.
Ổ dịch bệnh động vật là nơi đang có bệnh truyền nhiễm của động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.
Để xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn kịp thời, ngăn ngừa dịch bệnh phát triển, lây lan ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế - xã hội thì pháp luật quy định cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn.
Khoản 1 Điều 25 Luật Thú y 2015 quy định chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
- Cách ly ngay động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh;
- Không giết mổ, mua bán, vứt động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh ra môi trường;
- Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Cung cấp thông tin chính xác về dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
- Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khoản 2 Điều 25 Luật Thú y 2015 quy định nhân viên thú y cấp xã có trách nhiệm sau đây:
- Hướng dẫn chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện nghĩa vụ nêu trên;
- Phòng bệnh, chống dịch bệnh, chuẩn đoán bệnh, chữa bệnh động vật, lấy mẫu bệnh phẩm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
- Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình dịch bệnh động vật.
Khoản 3 Điều 25 Luật Thú y 2015 quy định Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
- Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;
- Chỉ đạo nhân viên thú y cấp xã, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra, giám sát chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện cách ly động vật mắc bệnh, thống kê số lượng động vật mắc bệnh, động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật; phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện lấy mẫu bệnh phẩm;
- Tổ chức phòng bệnh bằng vắc-xin, chống dịch bệnh, chữa bệnh động vật theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
- Quyết định, và chỉ đạo tiêu hủy động vật trong ổ dịch bệnh động vật; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật;
- Tổ chức việc kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào ổ dịch bệnh động vật.
Khoản 4 Điều 25 Luật Thú y 2015 quy định Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
- Bố trí kinh phí xử lý ổ dịch bệnh động vật;
- Yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện, chỉ đạo các phòng, ban, ngành có liên quan xác định ổ dịch bệnh động vật, thông báo trên phương tiện truyền thông của địa phương và hướng dẫn thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện trách nhiệm của mình.
Khoản 5 Điều 25 Luật Thú y 2015 quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm như sau:
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp dưới và các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện xử lý ổ dịch bệnh động vật, bố trí kinh phí, hỗ trợ chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có động vật bị tiêu hủy.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thú y 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh