2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ (phục vụ trong các lực lượng thường trực của Quân đội Nhân dân) và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân (đây là hình thức phục vụ quân sự ngoài biên chế của lực lượng thường trực). Các hành vi vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Các hành vi vi phạm về thực hiện nghĩa vụ quân sự được hiểu là các hành vi vi phạm không chỉ của các công dân tham gia nghĩa vụ quân sự mà còn là các hành vi vi phạm của các tổ chức, cơ quan, cá nhân có trách nhiệm trong việc tổ chức đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển, khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ.
Điều 9, Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt các vi phạm các quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự với các mức như sau:
Đây là mức phạt tiền đối với hành vi không bố trí sắp xếp thời gian, không tạo điều kiện cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ.
Điều 20, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định chi tiết về trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đăng ký nghĩa vụ quân sự như Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, cơ quan quân sự cấp huyện, cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm tổ chức thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự và cấp giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự… Do vậy, hành vi không bố trí sắp xếp thời gian, không tạo điều kiện cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ là các hành vi là các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đăng ký nghĩa vụ quân sự, nên bị xử phạt hành chính.
Đối với các hành vi này, pháp luật quy định biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc bố trí, tạo điều kiện cho công dân thực hiện chế độ đăng ký, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, thực hiện việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
Đây là mức phạt tiền đối với hành vi cản trở người có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ về đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ.
Căn cứ tại Điều 8, Thông tư 95/2014/TT-BQP quy định hành vi “cản trở” là hành vi do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, thể hiện thông qua việc không thông báo hoặc thông báo chậm các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ hoặc dùng lời nói, hành động ngăn cản, đe dọa về vật chất hoặc tinh thần đối với người có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ về đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ.
Đây là mức phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
- Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, chính xác danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có chuyên môn kỹ thuật cần cho Quân đội từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi;
Các ngành, nghề chuyên môn đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân được hướng dẫn chi tiết tại Điều 3, Nghị định 14/2016/NĐ-CP cụ thể như đối với trình độ thạc sĩ, tiến sĩ: ngành ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài, báo chí, văn thư - lưu trữ, tài chính, kế toán…
- Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, chính xác số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định.
Theo quy định tại Điểm c, Điểm d, Khoản 3, Điều 50, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định một trong các chế độ, chính sách đối với các hạ sĩ quan, binh sĩ đã xuất ngũ đó là được tiếp nhận trở lại làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,tổ chức chính trị - xã hội tổ chức kinh tế mà trước khi nhập ngũ, các hạ sĩ quan, binh sĩ đó đang làm việc.
Do vậy, đối với hành vi không tiếp nhận lại công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc, sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đối với các hành vi này, biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc tiếp nhận lại công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc.
Xem thêm: Tổng hợp cái bài viết về Luật nghĩa vụ quân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh