2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ (phục vụ trong các lực lượng thường trực của Quân đội Nhân dân) và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân (đây là hình thức phục vụ quân sự ngoài biên chế của lực lượng thường trực). Hội đồng nghĩa vụ quân sự là cơ quan được Uỷ ban nhân dân các cấp thành lập để giúp Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự
Điều 36, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về thành phần hội đồng nghĩa vụ quân sự như sau:
Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh, cấp huyện gồm các thành phần sau:
- Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
- Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện;
- Phó Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện;
- Các ủy viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự là người đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam và một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định;
Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã gồm các thành phần sau:
- Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
- Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự;
- Phó Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Trưởng Công an;
- Các ủy viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự là người đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Y tế; công chức tư pháp - hộ tịch, tài chính - kế toán và một số thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định.
Hội đồng nghĩa vụ quân sự làm việc theo nguyên tắc tập thể; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cùng cấp về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự tại địa phương; nghị quyết của Hội đồng phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Hiệp đồng tuyển quân là hội nghị do Hội đồng nghĩa vụ quân sự tổ chức để bàn về công tác tuyển, quản lý các đối tượng đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự. Điều 10, Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về việc tổ chức hiệp đồng tuyển quân như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì việc tổ chức hiệp đồng giữa địa phương với đơn vị nhận quân để thống nhất về chỉ tiêu và các mốc thời gian nghiên cứu hồ sơ, thâm nhập (đối với đơn vị được quy định thâm nhập ba gặp, bốn biết), chốt quân số, phương pháp giao nhận quân như sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hiệp đồng với cấp sư đoàn, lữ đoàn và tương đương (cấp dưới trực tiếp các đơn vị trực thuộc Bộ).
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện hiệp đồng với cấp trung đoàn và tương đương (cấp dưới trực tiếp cấp sư đoàn và tương đương).
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chỉ đạo cơ quan quân sự và cơ quan công an cùng cấp phối hợp chặt chẽ trong tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; cơ quan quân sự và cơ quan công an cấp huyện thống nhất về chỉ tiêu, nhân sự gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
- Địa phương và đơn vị phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ trong quá trình tuyển nhận và quản lý bộ đội. Đơn vị nhận quân cử cán bộ chỉ huy theo quy định để hiệp đồng tuyển quân với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và chịu trách nhiệm những nội dung hiệp đồng.
Xem thêm: Tổng hợp cái bài viết về Luật nghĩa vụ quân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh