2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế tiếp nhận và thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại phù hợp với quy định tại Điều 12 của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Đối với hoạt động tương trợ tư pháp, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm như sau:
- Thực hiện các ủy thác tư pháp có liên quan đến công dân Việt Nam ở nước sở tại theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trong nước theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và không trái với pháp luật của nước sở tại.
- Tiếp nhận các yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài và chuyển về cho các cơ quan có thẩm quyền trong nước.
- Chuyển hồ sơ ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho Bộ Ngoại giao của nước sở tại để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước này xem xét, thực hiện.
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Trong hoạt động tương trợ tư pháp, trách nhiệm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 68 Luật Tương trợ tư pháp bao gồm:
- Thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài theo quy định của Luật này.
- Xem xét, quyết định dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù hoặc từ chối dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của Luật này.
- Tiến hành các hoạt động tương trợ tư pháp khác theo thẩm quyền.
- Báo cáo kết quả thực hiện tương trợ tư pháp cho Tòa án nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân. Đối với hoạt động tương trợ tư pháp, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh bao gồm:
- Thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài theo quy định của Luật này.
- Tiến hành các hoạt động tương trợ tư pháp khác theo thẩm quyền.
- Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp theo thẩm quyền.
- Báo cáo kết quả thực hiện tương trợ tư pháp cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Cơ quan điều tra là cơ quan tiến hành tố tụng được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng hình sự.
Điều 70 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định về trách nhiệm của cơ quan điều tra trong hoạt động tương trợ tư pháp như sau:
- Tiếp nhận hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù từ cơ quan có thẩm quyền chuyển đến.
- Tiến hành các hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Báo cáo kết quả thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù cho cơ quan có thẩm quyền.
Điều 7 Nghị định 92/2008/NĐ-CP quy định về thông báo tình hình thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp như sau:
- Chậm nhất là ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hàng năm, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao gửi Thông báo cho Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp về lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình theo quy định tại các Điều 63, 64, 65, 66 và 67 của Luật Tương trợ tư pháp.
- Thông báo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao gửi Bộ Tư pháp có các nội dung chính sau đây:
+ Đánh giá chung về tình hình hoạt động tương trợ tư pháp thuộc lĩnh vực được giao;
+ Đánh giá hiệu quả của sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thực hiện tương trợ tư pháp;
+ Đánh giá về tình hình thực hiện nguyên tắc có đi có lại;
+ Kiến nghị về sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp;
+ Kiến nghị về sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tương trợ tư pháp và nhu cầu về ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế liên quan đến tương trợ tư pháp.
Kèm theo thông báo cần có bảng tổng hợp tình hình tương trợ tư pháp của Bộ, ngành theo các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 8 Nghị định 92/2008/NĐ-CP quy định về hoạt động báo cáo Chính phủ, Quốc hội về hoạt động tương trợ tư pháp như sau:
- Sau khi nhận được các Thông báo của các Bộ, ngành liên quan quy định tại Điều 7 Nghị định này, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp các thông báo đó và lập Báo cáo Chính phủ về hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định tại khoản 5 Điều 62 của Luật Tương trợ tư pháp.
- Báo cáo năm về tình hình hoạt động tương trợ tư pháp của Bộ Tư pháp quy định tại khoản 1 Điều này được gửi Chính phủ trước ngày 31 tháng 01 của năm sau năm báo cáo. Báo cáo tổng hợp của Bộ Tư pháp gửi Chính phủ phải đính kèm các Thông báo của các Bộ, ngành liên quan theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
- Trong trường hợp Quốc hội yêu cầu báo cáo về tình hình thực hiện pháp luật thuộc lĩnh vực tương trợ tư pháp, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao xây dựng Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội.
Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong hoạt động tương trợ tư pháp (phần 1)
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh