2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trợ giúp xã hội được hiểu là sự giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng xã hội đối với những người có hoàn cảnh khó khăn mà bản thân họ không tự khắc phục được. Bên cạnh các trợ giúp xã hội như hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước, hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng, hỗ trợ chi phí mai táng thì hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở, hỗ trợ khẩn cấp đối với trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh hoặc các lý do bất khả kháng khác, hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất cũng là các trợ giúp xã hội khẩn cấp. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về các trợ giúp xã hội này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều 15, Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về việc hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở như sau:
Trường hợp 1:
Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.
Các quy định về tiêu chí đo lường chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo được pháp luật quy định chi tiết trong Nghị định 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.
Theo đó, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2022-2025 được quy định như sau:
- Chuẩn hộ nghèo
+ Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
+ Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Chuẩn hộ cận nghèo
+ Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
+ Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
Trường hợp 2:
Di dời là việc di chuyển sang một vị trí khác so với vị trí ban đầu.
Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.
Trường hợp 3:
Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.
Thủ tục xem xét hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở thực hiện như sau:
- Hộ gia đình có Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định 02/2021/NĐ-CP gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Trình tự xem xét hỗ trợ về nhà ở thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về việc hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước.
Xem thêm:
Hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước như thế nào?
Các trợ giúp xã hội khẩn cấp khác là gì?(P2)
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh