2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập là cơ sở là pháp nhân hoạt động hợp pháp. Pháp nhân giải thể được coi là chấm dứt sự tồn tại của tổ chức hoạt động độc lập (về tài sản, có tài khoản riêng, có trụ sở riêng, có khả năng đại diện chính mình tham gia quan hệ pháp luật) trong các quan hệ pháp luật.
Theo đó, giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập là chấm dứt sự tồn tại của cơ sở này trong các quan hệ pháp luật.
Theo Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 của Chính phủ, cơ sở trợ giúp xã hội bị giải thể trong 04 nhóm trường hợp sau:
a. Cơ sở bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập
Cơ sở bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập trong các trường hợp sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký thành lập được cấp cho cơ sở không đúng quy định của pháp luật
- Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập nhưng cơ sở chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật (Chủ yếu là các trường hợp vi phạm pháp pháp luật làm ảnh hưởng đến giá trị của giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội.)
Đây là các trường hợp có vi phạm về pháp luật trong quá trình thành lập và hoạt động hoặc không sử dụng giấy chứng nhận đăng ký thành lập sau khi đăng ký (dẫn đến không có giá trị sử dụng) dẫn đến thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
Cụ thể: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập trong trường hợp nào?
b. Cơ sở không đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật và có kiến nghị của cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương
Tức là, cơ sở trợ giúp xã hội này có cả 02 yếu tố sau:
- Không đủ điều kiện hoạt động, bao gồm không đủ các điều kiện sau:
+ Không đủ điều kiện đăng ký thành lập (như đã nêu trên, trường hợp này cũng có thể bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập)
+ Không đủ điều kiện về môi trường (cơ sở phải đặt tại địa điểm tiện tiếp cận giao thông, trường học, bệnh viện, không khí trong lành có lợi cho sức khỏe của đối tượng, có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt. Nếu không đáp ứng một trong các điều kiện này thì được coi là không đủ điều kiện về môi trường).
+ Không đủ điều kiện về vật chất: Điều kiện về cơ sở vật chất đối với cơ sở trợ giúp xã hội như thế nào?
+ Không đủ điều kiện về nhân lực (cá nhân làm việc cho cơ sở trợ giúp xã hội, trực tiếp thực hiện các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng của cơ sở trợ giúp xã hội, gọi là nhân viên trợ giúp xã hội): Điều kiện để trở thành nhân viên trợ giúp xã hội như thế nào?
c. Tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập cơ sở có đề nghị giải thể
Đây là trường hợp các cá nhân, tổ chức sáng lập nên cơ sở trợ giúp xã hội tự nguyện giải thể cơ sở khi cơ sở vẫn hoạt động ổn định, có khả năng thanh toán đối với các nghĩa vụ tài chính. Các lý do giải thể trong trường hợp này rất phong phú, đa dạng, người được phong phú, đa dạng, xuất phát từ các ý chí chủ quan của tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội. Trong trường hợp này đề nghị giải thể do cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương giải quyết.
d. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Các trường hợp giải thể theo yêu cầu, quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giải thể do các vấn đề xã hội bắt buộc, hết thời hạn hoạt động, hoặc đơn giản là một trong các nguyên nhân giải thể được nêu trong Điều lệ của cơ sở trợ giúp xã hội.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người cao tuổi
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh