2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 27 Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 17/03/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Y tế có 05 trách nhiệm trong thực hiện phòng, chống mại dâm, bao gồm:
Bộ Y tế có thẩm quyền xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Thông tư) và các văn bản hướng dẫn về các loại dược phẩm và dụng cụ có tác dụng kích thích tình dục. Ngoài ra, Bộ Y tế có trách nhiệm xây dựng, phối hợp xây dựng và trình Chính phủ, Quốc hội ban hành Nghị định, Luật, Bộ luật về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, sử dụng các loại dược phẩm và dụng cụ trên. Trong đó, phần thuộc thẩm quyền xây dựng của Bộ Y tế liên quan đến các chất, tiêu chuẩn y tế đối với các dược phẩm, dụng cụ.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm là cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke, xoa bóp, tắm hơi và những cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch vụ văn hóa hoặc các dịch vụ khác có sử dụng lao động là vũ nữ, tiếp viên, nhân viên phục vụ (gọi chung là người lao động) nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, ăn uống, giải trí, thư giãn, chăm sóc sức khỏe (ví dụ: khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ, biệt thự kinh doanh du lịch, căn hộ kinh doanh du lịch, căn hộ cho thuê, nhà hàng, cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke, xoa bóp, tắm hơi, tắm nóng lạnh, cắt tóc – gội đầu, máy lạnh, cà phê đèn mờ,…)
Đối với các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hoặc các cơ sở kinh doanh dịch vụ có các tiêu chuẩn về y tế và điều kiện kinh doanh đối với các cơ sở này, Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý và xây dựng quy định, hướng dẫn cụ thể (phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan).
Cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm có trách nhiệm tổ chức cho người lao động của mình thực hiện khám, chữa bệnh hàng quý (03 tháng một lần). Bộ Y tế phải đảm bảo lực lượng y tế và chỉ đạo lực lượng này tổ chức khám sức khỏe theo đúng quy định, tiêu chuẩn y tế, đồng thời phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện chế độ kinh phí để tổ chức khám sức khỏe đình kỳ hàng quý cho người lao động (tùy theo chế độ kinh phí do người sử dụng lao động chi trả hoặc do Ngân sách Nhà nước chi trả).
Các hoạt động chữa trị cho người bán dâm trong cơ sở chữa bệnh được quy định cùng với các hoạt động chữa trị cho các đối tượng đến khám, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở các tuyến.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Y tế để tiến hành xây dựng quy định về các công việc và các nơi làm việc không phù hợp và không được sử dụng lao động dưới 18 tuổi (do một số công việc, nơi làm việc không đám bảo cho sự phát triển về thể chất tinh thần của người dưới 18 tuổi, trong đó có các công việc, nơi làm việc dễ xảy ra hoạt động mại dâm và các hành vi liên quan đến mại dâm như các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ xảy ra hoạt động mại dâm bao gồm quán karaoke, vũ trường, nhà hàng, khách sạn,…)
Hiện nay, Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ban hành kèm danh mục các công việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên, danh mục nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
Cụ thể: Trách nhiệm kiểm tra, thanh tra về phòng, chống mại dâm như thế nào?
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Pháp lệnh phòng, chống mại dâm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh